Chia sẻ Thư viện Đề thi & Kiểm tra

Giáo án lớp 2 bộ sách Cánh diều (8 môn)

Contents

Giáo án lớp 2 sách Cánh diều mang tới đầy đủ các bài soạn của cả năm học 2022 – 2023, giúp thầy cô tham khảo để có thêm nhiều kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy lớp 2 theo chương trình mới.

Với giáo án trọn bộ cả năm lớp 2 của 8 môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án lớp 2. Mời thầy cô cùng tải miễn phí:

Giáo án lớp 2 bộ sách Cánh diều

Giáo án Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh diều

BÀI 1: CUỘC SỐNG QUANH EM (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

  • Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Nêu được phỏng đoán của bản thân về sự vật, con người qua tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc chủ đề làm việc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc.
  • Bước đầu làm quen với các dạng bài luyện tập câu hỏi.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Chia sẻ được với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.

2.2. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, tự giác khi ở nhà.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Tranh ảnh về các hoạt động của em khi ở nhà để HS tham khảo.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong phần Chia sẻ sgk trang 5 và trả lời câu hỏi:

  • Đây là những ai, những vật gì, con gì?
  • Mỗi người trong tranh làm việc gì?
  • Mỗi vật, mỗi con vật trong tranh có ích gì?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (GV khuyến khích HS tích cực trả lời):

+ Bức tranh miêu tả:

  • Con người: nông dân (2), thợ xây (7), các bạn học sinh tiểu học (3).
  • Vật: ngôi trường tiểu học (1), xe taxi (9), cây chuối (8), cây dừa (5), đèn đường (6).
  • Con vật: con trâu (3), con mèo (10).

+ Việc làm của những con người trong tranh:

  • Người nông dân: gặt lúa chín.
  • Người thợ xây: xây những bức tường bao.

+ Vật và con vật trong tranh có lợi ích, tác dụng:

  • Ngôi trường tiểu học: là nơi để học sinh các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) đến học tập, vui chơi dưới sự dẫn dắt của các thầy cô giáo.
  • Xe taxi: là phương tiện dùng để chở hành khách tơi nơi mà họ muốn đến.
  • Cây chuối, cây dừa: là cây ăn quả, làm đẹp môi trường sống.
  • Đèn đường: là vật dụng dùng để chiếu sáng cho các phương tiện giao thông đi trên đường.
  • Con trâu: là con vật được nuôi để cày bừa, làm thức ăn cho con người.
  • Con mèo: là con vật được nuôi để bắt chuột, làm cảnh, làm thức ăn cho con người.

– GV đặt vấn đề: Năm nay các em đã lên lớp 2, đã lớn hơn rất nhiều so với khi các em học lớp 1. Khi ở trường, các em đã biết đọc, biết viết, có thêm được nhiều bạn mới. Khi ở nhà, các em cũng đã người lớn hơn, ra dáng các anh chị khi biết trông em cho mẹ, biết quét nhà, quét sân, giúp mẹ nhặt rau,…Cuộc sống xung quanh các em rất sinh động, tất cả mọi người đều bận rộn, đều làm việc nhưng lúc nào cũng rất vui vẻ. Các em có thích được làm những việc có ích như vậy không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những việc làm ý nghĩa của các bạn nhỏ thông qua bài học ngày hôm nay – Bài 1: Cuộc sống quanh em.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc văn bản Làm việc thật là vui to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu sau mỗi đoạn.

b. Nội dung: HS đọc thông tin sgk, nghe GV hướng dẫn; HS thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đọc mẫu toàn văn bản Làm việc thật là vui (tác giả Tô Hoài) sgk trang 6: to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu sau mỗi đoạn. HS đọc thầm theo.

– GV hướng dẫn HS:

+ Đọc đúng những câu văn miêu tả âm thanh, tiếng hót của những con vật.

+ Đoạn 2 đọc với giọng hào hứng, vui tươi, phấn khích.

+ Luyện đọc những câu dài: Quanh ta, mọi vật, mọi người đều làm việc; Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng; Như mọi vật, mọi người, bé cũng làm việc; Bé làm bài, bé đi học, bé quét nhà, bé nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.

– GV mời 2 HS trong lớp đứng dậy đọc lại bài Làm việc thật là vui,

+ HS1: từ đầu đến “ngày xuân thêm tưng bừng”.

+ HS2: đoạn còn lại.

– GV tuyên dương HS đọc đúng ngữ điệu, thể hiện được cảm xúc nhân vật.

– GV yêu cầu HS đọc mục Từ ngữ sgk trang 6 để hiểu nghĩa của từ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS đại diện đọc văn bản.

– GV gọi HS nhóm khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Đọc văn bản

– HS chú ý theo dõi, lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS chú ý lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

– Từng HS đọc diễn cảm lại các đoạn văn GV đã phân công. Chú ý giọng đọc thể hiện cảm xúc háo hức, phấn khích.

– Giải thích ý nghĩa của từ:

+ Sắc xuân: cảnh vật, màu sắc của mùa xuân.

+ Rực rỡ: tươi sáng, nổi bật lên.

+ Tưng bừng: vui, lôi cuốn nhiều người,

+ Đỡ: giúp.

Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời câu hỏi theo văn bản Làm việc nhà thật vui.

b. Nội dung: HS đọc thông tin sgk, nghe GV hướng dẫn; HS thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi trong sgk trang 7:

Câu 1: Mỗi vật, con vật được nói đến trong bài đọc làm việc gì?

Câu 2: Bé bận rộn như thế nào?

Câu 3: Vì sao bé bận rộn mà lúc nào cũng vui? Chọn ý em yêu thích:

1. Vì bé làm việc có ích

2. Vì bé yêu thích những việc mình làm

3. Vì bé được làm việc như mọi vật, mọi người

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.

– GV gọi HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Đọc hiểu văn bản

Câu 1: Những việc làm của mỗi vật, con vật được nói đến trong bài đọc là:

– Cái đồng hồ: báo phút, báo giờ.

– Con gà trống: gáy vang, báo cho mọi người biết trời sắp sáng, mau thức dậy.

– Con tu hú: kêu tu hú, báo hiệu sắp đến mùa vải chín.

– Con chim: bắt sâu, bảo vệ mùa màng.

– Cành đào: cho ngày xuân thêm tưng bừng.

Câu 2: Bé cũng bận rộn như mọi vật, mọi người:

– Bé làm bài

– Bé đi học

– Bé quét nhà, nhặt rau.

– Bé chơi với em đỡ mẹ.

Câu 3: Đáp án c.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập sắp xếp từ ngữ vào nhóm phù hợp, tìm thêm từ ngữ ở ngoài bài đọc.

b. Nội dung: HS đọc thông tin sgk, nghe GV hướng dẫn; HS thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập sgk trang 7:

Câu 1: Tưởng tưởng mỗi từ ngữ dưới đây là một hành khách. Hãy sắp xếp mỗi hành khách vào toa tàu phù hợp:

Câu 2: Tìm thêm các từ ngữ ở ngoài bài đọc:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.

– GV gọi HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Luyện tập

Câu 1:

– Người: mẹ.

– Vật: hoa, nhà, rau, trời, hoa đào, , quả vải.

– Con vật: gà, tu hú, chim sâu.

– Thời gian: ngày, giờ.

Câu 2: Tìm thêm các từ ngữ ở ngoài bài đọc:

– Chỉ người: ông, bà, bố, cô, chú, thím.

– Chỉ vật: công viên, rạp chiếu phim, sở thú, bệnh viện, trường học.

– Chỉ con vật: con chó, con khỉ, con dê, con ngựa.

– Chỉ thời gian: giây, tích tắc.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Giáo án Toán lớp 2 sách Cánh diều năm 2022 – 2023

BÀI: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 100

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/yêu cầu cần đạt

  • Cộng, trừ nhẩm trong các trường hợp đơn giản và với các số tròn chục
  • Thực hiện được phép cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100
  • Giải và trình bày được bài giải của bài toán liên quan đến phép cộng, trừ đã được học trong phạm vi 100

2. Kĩ năng và năng lực

a. Kĩ năng: kĩ năng tính toán, kĩ năng tính nhẩm, kĩ năng nhận diện số, kĩ năng trình bày, khả năng tư duy và lập luận

b. Năng lực

– Năng lực chung: Qua thực hành, luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề

– Năng lực riêng: Qua quan sát, nhận xét, khái quát hóa để giải bài toán sẽ hình thành

3. Phẩm chất

  • Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
  • Phát triển tư duy toán cho học sinh

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: SGK, bảng phụ

2. Đối với học sinh: Vở ghi, bộ đồ dùng học tập toán 2, bảng con

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện: Kiểm tra bài cũ

  • GV viết bài toán lên bảng, gọi 2 học sinh lên kiểm tra bài cũ

Bài 1: Câu nào đúng, câu nào sai:

1. 21 > 45

2. 38 < 63

Bài 2:

Số Chục Đơn vị Viết
18 ? ? 18 = ? + ?
62 ? ? 62 = ? + ?

Hai hs lên bảng làm, HS bên dưới làm cùng vào vở, GV kiểm tra đáp án và cho điểm

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn tập

a. Mục tiêu: Ôn tập lại phép cộng và phép trừ

b. Nội dung: Thực hiện các phép tính cộng và trừ

c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bài tập 1:

– Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của đề bài

– Gv yêu cầu học sinh tính nhẩm và ghi kết quả

– Gv yêu cầu học sinh tự làm bài, 2 hs lên bảng làm phép tính

– Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh.

Bài tập 2 : Đặt tính rồi tính:

– Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của đề bài

– Gv yêu cầu Hs tự làm bài vào vở bài tập.

– Gv lưu ý hs đặt tính rồi tính

– Gọi học sinh lên bảng thực hiện.

– Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh.

Bài tập 3: Tính

– Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của đề bài

– Gv yêu cầu học sinh tự làm bài

– Gọi học sinh lên bảng thực hiện.

– Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh.

Bài tập 4 : Tìm lỗi sai trong mỗi phép tính sau rồi sửa lại cho đúng

– Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của đề bài

– Gv yêu cầu học sinh đặt phép tính vào bảng

– Gv yêu cầu học sinh tự làm bài

– Gọi học sinh lên bảng thực hiện.

– Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh.

Bài tập 5 : Trên xe bu‎t có 37 người, tại điểm dừng có 11 người xuống xe. Hỏi trên xe buýt còn lại bao nhiêu người?

– GV chia lớp thành 2 nhóm

– Hai nhóm có 3 phút để đọc đề và bàn cách làm

– Gọi đại diện 2 nhóm lên bảng và kiểm tra kết quả mỗi nhóm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

Đáp án:

Bài tập 1:

1. 13, 16 / 10, 10/ 19, 10

2. 18, 17/ 15, 13/ 15, 15

Bài tập 2:

1. 57, 35

2. 77, 23

3. 77, 9

Bài tập 3:

1. 90, 20

2. 70, 90

3. 80, 40

Bài tập 4:

1. Sai ở kết quả (88)

2. Sai ở cách đặt số trừ dẫn đến kết quả sai. HS sửa lại

1. Sai ở cách đặt số trừ dẫn đến kết quả sai. HS sửa lại

Bài tập 5:

Phép tính:

37 – 11 = 26

Trả lời: Trên xe búyt còn lại 26 người

Hoạt động 2: Thực hành “Lập phép tính”

a. Mục tiêu: Luyện tập, củng cố hs cách lập phép tính

b. Nội dung: HS thực hành các phép tính cộng và trừ

c. Sản phẩm học tập: Bài làm của hs

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV gọi hs đọc đề bài

+ GV chia lớp thành các nhóm và thực hiện bài tập

+ Gv gợi ý cách làm cho hs: thực hiện tất cả các phép tính liên quan tới 3 số trên sau đó loại bỏ các phép tính không chứa cả 3 số đó

+ HS đại diện các nhóm lên làm trên bảng, hs lớp quan sát

+ GV kiểm tra và nhận xét

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

HS thực hiện tất cả các phép tính

25 + 10 = 35

10 + 25 = 35

35 – 10 = 25

35 – 25 = 10

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập

b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

Trên sân có 15 chú gà đang nhặt thóc, sau đó có thêm 6 chú gà. Hỏi trên sân có tổng cộng bao nhiêu chú gà?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

HS làm phép tính cộng 15 + 6 = 21

Vậy trên sân có 21 chú gà

– GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Giáo án môn Âm nhạc 2 sách Cánh diều

CHỦ ĐỀ 1: QUÊ HƯƠNG
TIẾT 1: HỌC HÁT BÀI NGÀY MÙA VUI
– Hoàng Lân –

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

  • Học sinh biết thêm một làn điệu dân ca của đồng bào Thái (Tây Bắc) được đặt lời mới có tiêu đề là bài Ngày mùa vui
  • Gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát
  • Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước

2. Kĩ năng và năng lực

a. Kĩ năng

  • Hát đúng giai điệu với tính chất vui tươi, rộn ràng
  • Vỗ tay theo đệm bài hát Ngày mùa vui

b. Năng lực

Năng lực chung: cảm nhận được giai điệu âm nhạc

Năng lực riêng:

  • Đọc, hát rõ lời, thuộc lời bài hát
  • Tự tin, có khả năng kết hợp vận động, biểu diễn

3. Phẩm chất

  • Qua giai điệu, lời ca của bài hát hs thêm yêu quê hương đất nước, trân trọng những gì đang có

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

  • Tranh ảnh về thiên nhiên Tây Bắc, cảnh sinh hoạt và trang phục của đồng bào Thái
  • Chép lời ca vào bảng phụ
  • Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe và một vài nhạc cụ gỗ

2. Đối với học sinh: sgk âm nhạc lớp 2, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

– GV hỏi hs “Em thích cảnh đẹp nào ở quê hương mình” – Hs trả lời với nhiều ‎y kiến khác nhau

– GV trình bày vấn đề: “Với nhạc sĩ Hoàng Lân, ông ấn tượng với cảnh ngày mùa của người nông dân. “Bài ngày mùa vui” được đặt lời trên một làn điệu dân ca Thái vùng Tây Bắc. Giai điệu bài dân ca này giản dị, vui tươi, trong sáng. Nhạc sĩ Hoàng lân đặt lời mới, nội dung ca ngợi mọi người trong ngày được mùa, thóc vàng đầy sân, ấm no trên khắp bản làng.”

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Học hát “Bài ngày mùa vui”

a. Mục tiêu: HS nghe bài hát và cảm nhận được nhịp điệu

b. Nội dung: HS nghe bài hát “Bài ngày mùa vui”

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

NV1: Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc:

GV bật nhạc bài hát cho HS nghe để cảm nhận HS

NV2: GV tổ chức chức cho HS tìm hiểu về bài hát (tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát…) thông qua các hình thức tổ chức hoạt động: trực quan hình ảnh, tranh ảnh, video…

NV3: GV gợi y hs chia bài hát thành các câu, học hát từng câu

NH4: Hát cả bài với nhạc đệm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

– HS lắng nghe bài hát

– Thực hiện các nhiệm vụ giáo viên giao

– Chia bài hát thành :

Câu 1: Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn

Câu 2: Nô nức trên đường vui thay bõ công bao ngày mong chờ

Câu 3: Hội mùa rộn ràng quê hương ấm no chan hòa yêu thương

Câu 4: Ngày mùa rộn ràng nơi nơi có đâu vui nào vui hơn

Hoạt động 2: Hát và vỗ tay kết hợp với nhạc đệm

a. Mục tiêu: HS thiết cách vỗ tay theo nhịp và phách cho bài hát

b. Nội dung: HS hát và vỗ tay theo nhịp/phách

c. Sản phẩm học tập: HS hát đúng nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Gv hướng dẫn HS hát và vỗ tay theo nhịp và phách

+ GV đệm, mở beat mp3/đếm nhịp hướng dẫn hs hát đồng ca/top ca/song ca…

+ HS lắng nghe, cảm nhận nhịp/phách

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

Cả lớp hát kết hợp với vỗ tay theo nhịp/phách

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập

b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

Em thích câu hát nào nhất trong bài hát. Thể hiện câu hát đó cùng với đệm đàn

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:HS chọn 1 câu và thể hiện trước lớp

– GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập

b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

GV chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm lần lượt hát một câu cùng với đệm đàn

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: HS ngồi tại chỗ và thể hiện theo nhóm cùng đệm đàn của giáo viên

– GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

Giáo án môn Mĩ thuật 2 sách Cánh diều

BÀI 2: MÀU ĐẬM MÀU NHẠT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

  • Nêu được màu đậm, màu nhạt
  • Tạo được sản phẩm có màu đậm, màu nhạt và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm

2. Kĩ năng và năng lực

  • Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí tranh
  • Hiểu được sự phong phú của màu sắc trong cách thể hiện tô màu, tạo hứng thú và niềm yêu thích môn học

3. Phẩm chất

  • Yêu thích sử dụng nét vẽ đậm nhạt trong thực hành
  • Có ý thức trao đổi, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

  • Sưu tầm một số tranh ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, đậm vừa, nhạt

2. Đối với học sinh: vở vẽ, sgk, bút chì màu

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

– GV trình bày vấn đề: Xung quanh chúng ta có màu đậm, màu nhạt khác nhau. Ở bài học này, chúng mình cùng tìm hiểu và sáng tạo với màu đậm, màu nhạt theo y thích

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Những điều mới mẻ

a. Mục tiêu: Hs nhận diện, phân biệt màu đậm màu nhạt

b. Nội dung: HS quan sát, nhận xét và đưa ra ý kiến nhận thức ban đầu về nội dung liên quan đến chủ đề từ ảnh, tranh minh hoạ trong sách hoặc tranh, ảnh do GV chuẩn bị, trong đó chú trọng đến yếu tố màu đậm, màu nhạt

c. Sản phẩm học tập: HS có nhận thức về hình thức biểu hiện của màu đậm, màu nhạt

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS (nhóm cá nhân) quan sát hình trong SGK Mĩ thuật 2, trang 10 ( GV có thể chuẩn bị thêm các hình ảnh khác).

– GV đặt câu hỏi giúp HS nhận biết các hình thức biểu hiện màu đậm, màu nhạt

? Em hãy quan sát và cho biết màu đậm, màu nhạt trong mỗi hình ảnh

? Em hãy quan sát và cho biết màu đậm, màu nhạt trong mỗi bức tranh

– Tuỳ vào câu trả lời của HS, GV nhận xét và củng cố

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

– HS có nhận thức về hình thức biểu hiện của màu đậm, màu nhạt

– Hình ảnh:

+ Màu đậm: màu của nước biển, màu xanh của quả bóng, màu đen/đỏ của quả nho

+ Màu nhạt: màu vàng của cát, màu xanh của chùm nho, màu trắng của quả bóng

– Bức tranh:

+ Màu đậm: màu đen (bánh xe), màu tím, màu vàng, màu đỏ (lá cờ)

+ Màu nhạt: màu xanh da trời, màu xanh lá cây (bức tranh 2)

Hoạt động 2: Thực hành sáng tạo

a. Mục tiêu: Khả năng sáng tạo và kết hợp của hs để tạo ra 1 sản phẩm

b. Nội dung: HS sáng tạo sản phẩm bằng cách dùng màu đậm màu nhạt

c. Sản phẩm học tập: HS làm nổi bật yếu tố màu đậm màu nhạt bằng hình thức yêu thích

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn HS quan sát phần tham khảo cách tạo nét trong SGK Mĩ thuật 2 trang 11-12

– GV yêu cầu HS thực hành: Sử dụng giấy màu đậm màu nhạt để tạo một sản phẩm yêu thích.

– GV có thể cho HS chuẩn bị: bút màu, giấy màu, kéo để thực hiện sản phẩm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

SP của hs theo nhóm

Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ

a. Mục tiêu: Thuyết trình được về sản phẩm của nhóm

b. Nội dung: HS trình bày được tên, chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm

c. Sản phẩm học tập: SP của hs

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu các nhóm lên trưng bày sản phẩm

– HS cảm nhận, chia sẻ sản phẩm của nhóm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

– HS trình bày được:

+ Tên sản phẩm

+ Trong bức tranh, những chi tiết, hình ảnh nào có màu đậm, màu nhạt

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập

b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: HS vẽ 2 bông hoa thể hiện độ đậm nhạt khác nhau

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

+ Sản phẩm của HS

+ HS xác định bông hoa màu đậm, bông hoa màu nhạt trước lớp

– GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân, chia sẻ cảm nhận, nhận xét câu trả lời của hs

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS thực hành việc vận dụng các yếu tố màu đậm nhạt để tô một đồ vật

b. Nội dung: GV chia lớp thành 4 nhóm, phát 4 bức tranh, yêu cầu hs tô màu tùy y trong đó có sử dụng màu đậm màu nhạt

c. Sản phẩm học tập: Hoàn thiện bức tranh

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: GV chia lớp thành 4 nhóm, phát 4 bức tranh, yêu cầu hs tô màu tùy y trong đó có sử dụng màu đậm màu nhạt

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: SP của HS

– GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức

+ GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm, chia sẻ cảm nhận và giới thiệu sản phẩm theo một số gợi ‎:

+ Bạn đã tạo được sản phẩm gì?

+ Màu đậm màu nhạt được thể hiện ở đâu trên sản phẩm?

+ Em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?

– GV cùng HS nhận xét, đánh giá sản phẩm chủ yếu trên tinh thần động viên, khích lệ HS

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Giáo án môn Đạo đức 2 sách Cánh diều

CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN

BÀI 1: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
  • Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.
  • Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

Năng lực riêng:

  • Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
  • Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.
  • Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

3. Phẩm chất

  • Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Bộ tranh, video clip về đức tính chăm chỉ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

  • GV yêu cầu HS quan sát Hình trong phần Khởi động sgk trang 4 và trả lời câu hỏi: Em hãy tìm đồ vật chỉ thời gian trong bức hình.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Những đồ vật chỉ thời gian trong bức hình: đồng hồ để bàn, thời gian biểu, lịch treo tường, đồng hồ cát, đồng hồ đeo tay.
  • GV đặt vấn đề: Thời gian rất quý giá. Vậy chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để thể hiện việc mình biết quý trọng thời gian? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Quý trọng thời gian.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát các bức tranh và thuật lại câu chuyện trong tranh; biết được thói quen của Bi dẫn đến hậu quả như thế nào; bài học rút ra.

b. Nội dung: HS đọc thông tin sgk, nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS làm 4 nhóm, yêu cầu HS thảo quan sát Hình 1,2,3,4 sgk trang 5, thảo luận và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em hãy thuật lại câu chuyện Chuyện bạn Bi theo tranh.

Câu 2: Khi làm mọi việc, bạn Bi có thói quen gì?

Câu 3: Thói quen đó đã dẫn đến điều gì?

Câu 4: Em rút ra điều gì từ câu chuyện trên?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

1. Kể chuyện theo tranh trả lời câu hỏi

Câu 1: Thuật lại câu chuyện Chuyện bạn Bi theo tranh:

Vào buổi sáng, mẹ vào phòng gọi Bi:

– Dậy đi Bi.

– Cho con nằm thêm một phút nữa thôi. Bi nằm trên giường uể oải nói.

Lát sau, Bi dậy vệ sinh cá nhân, thay quần áo rồi ngồi vào bàn ăn sáng. Cả nhà đã xong xuôi, nhưng Bi vẫn chưa ăn xong. Mẹ nhắc nhở:

– Muộn giờ rồi con.

– Bi nhăn nhó đáp: Đợi con thêm chút ạ.

Bố lại nhắc nhở Bi thêm: Nhanh lên con! Sắp đến giờ tàu chaỵ rồi.

Bi vừa đi giày vừa nói: Bố đợi con chút nữa thôi.

Hai bố con đến ga tàu, nhưng bác bảo vệ nói: Tàu vừa chạy rồi anh ạ.

– Bố buồn rầu nói: Vậy là lỡ chuyến tàu về quê thăm bà rồi.

– Bi ân hận đáp: Con xin lỗi ạ.

Câu 2: Khi làm mọi việc, Bi có thói quen nói bố mẹ đợi mình một lát.

Câu 3: Thói quen đó đã làm cho hai bố con bị lỡ chuyến tàu về quê thăm bà.

Câu 4: Qua câu chuyện trên, em thấy trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần biết quý trọng thời gian, lãng phí từng phút có thể làm cho chúng ta không hoàn thành được nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian; biết lập thời gian biểu cho ngày nghỉ của mình.

b. Nội dung: HS đọc thông tin sgk, nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4 sgk trang 6 để biết một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian:

– GV hướng dẫn: Đối với các em, một số biểu hiện chính của việc quý trọng thời gian: dành thời gian cho học tập, thực hiện công việc

theo thời gian biểu, kết hợp các công việc một cách hợp lí,…

– GV tổ chức trò chơi cho HS trong lớp: Em hãy lập thời gian biểu cho ngày nghỉ của mình.

– GV đọc cho cả lớp nghe bài thơ Đồng hồ quả lắc của Đinh Xuân Tửu:

Tích tắc! Tích tắc!

Đồng hồ quả lắc

Tích tắc đêm ngày

Không ngừng phút giây.

Tích tắc! Tích tắc!

Đồng hồ luôn nhắc:

Học, chơi, ăn, ngủ

Có giờ có giấc.

Tích tắc! Tích tắc!

Đồng hồ luôn nhắc

Từng phút từng giờ

Quý hơn vàng bạc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

+ Dành những khoảng thời gian nhất định để giúp bố mẹ làm việc nhà, học những môn năng khiếu, đi thăm ông bà, người thân,…

+ Chuẩn bị sách vở cho ngày mai đi học trước khi đi ngủ,…

– GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

2. Tìm hiểu một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian

– HS quan sát các Hình và đọc những biểu hiện của việc quý trọng thời gian:

+ Việc hôm nay chớ để ngày mai.

+ Hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.

+ Giờ nào việc đấy.

+ Tập trung làm việc khi chỉ còn ít thời gian.

– HS lập thời gian biểu của mình cho ngày nghỉ theo một số gợi ý:

+ Không sử dụng toàn bộ ngày nghỉ để ngủ, chơi, xem ti vi.

Hoạt động 3: Trao đổi về sự cần thiết phải quý trọng thời gian

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được sự cần thiết phải quý trọng thời gian; hậu quả cảu việc không biết quý trọng thời gian.

b. Nội dung: HS đọc thông tin sgk, nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Quý trọng thời gian mang lại lợi ích gì?

Câu 2: Vì sao chúng ta phải quý trọng thời gian?

Câu 3: Việc không quý trọng thời gian dẫn đến điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

3. Trao đổi về sự cần thiết phải quý trọng thời gian

Câu 1: Quý trọng thời gian mang lại lợi ích: Giúp chúng ta sắp xếp, thực hiện được các công việc trong sinh hoạt, học tập, vui chơi có kế hoạch, hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn, tiết kiệm được thời gian để làm các việc hữu ích khác.

Câu 2: HS trả lời câu hỏi theo gợi ý:

– Thời gian trôi đi có quay trở lại được không? (Vì thời gian một đi không trở lại nên chúng ta cần quý trọng thời gian).

– Thời gian trong một ngày có phải là vô hạn không? (Vì một ngày chỉ có 24 giờ, mà công việc của mỗi người trong một ngày rất nhiều nên chúng ta cần quý trọng thời gian).

– Lãng phí thời gian có thể dẫn đến điều gì? (Lãng phí thời gian có thể dẫn đến việc chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn; không có thời gian để làm những việc hữu ích khác,…)

Câu 3: Hậu quả của việc không quý trọng thời gian: Các nhiệm vụ, kế hoạch trong học tập, cuộc sống hàng ngày, vui chơi không được thực hiện, và thực hiện một cách không khoa học, không hợp lí.

Hoạt động 4: Trao đổi về sự cần thiết phải quý trọng thời gian

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách sử dụng thời gian hợp lí.

b. Nội dung: HS đọc thông tin sgk, nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Gv yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4 phần 4 sgk trang 6,7 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết các cách để sử dụng thời gian hợp lí?

– GV bổ sung thêm: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần có kĩ năng sử dụng thời hợp lí (nên kết hợp công việc nào với công việc nào cho phù hợp; kết hợp như thế nào để vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo hiệu quả của công việc chính).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

– GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

4. Thảo luận về cách sử dụng thời gian hợp lí

– Các cách để sử dụng thời gian hợp lí:

+ Lập thời gian biểu.

+ Đặt đồng hồ báo thức.

+ Viết ghi chú những việc cần ghi nhớ vào lịch để bàn.

+ Viết những việc cần ghi nhớ vào giấy nhớ.

C. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sắp xếp được theo tranh trình tự thời gian hợp lí; biết cách xử lý trong 2 tình huống sgk đưa ra; liên hệ bản thân những việc em đã làm trong ngày và thời gian em thực hiện những việc đó.

b. Nội dung: HS đọc thông tin sgk, nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4,5,6 sgk trang 7 và trả lời câu hỏi: Em hãy sắp xếp các tranh theo trình tự thời gian hợp lí:

– GV yêu cầu HS quan sát Hình sgk trang 8 và đọc 2 tình huống của bạn nhỏ trong hình:

Theo em:

Câu 1: Bạn Linh nên làm như thế nào?

Câu 2: Bạn Trí cần làm gì để có mặt đúng giờ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

– GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

HS có thể dựa vào Bài 1 để nêu tên những việc em đã làm ngày và thời gian em thực hiện những việc đó.

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

5. Luyện tập

Bài 1: Sắp xếp các tranh theo trình tự thời gian hợp lí

Sắp xếp các tranh theo trình tự thời gian hợp lí: 4-6-1-2-5-3.

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên những việc đã làm trong ngày và thời gian em thực hiện những việc đó.

Bài 2: Xử lí tình huống

Câu 1: Theo em, bạn Linh nên:

– Sưu tầm tranh cho kịp thời gian học bài ngày mai.

– Hỏi mượn Duy tập truyện thêm 1,2 ngày hoặc mượn sau khi Duy đã đọc xong.

Câu 2: Để có mặt đúng giờ, bạn Trí cần:

– Đặt đồng hồ báo thức, tránh dậy muộn không kịp đi dã ngoại từ sáng sớm.

– Đi ngủ sớm, không thức muộn.

Bài 3: Liên hệ bản thân

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

D. HOẠT DỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xây dựng được thời gian biểu cho một ngày; ghi lại được các công việc cần thực hiện vào giấy nhớ.

b. Nội dung: HS đọc thông tin sgk, nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV giới thiệu cho HS về thời gian biểu: là bảng kê trình tự thời gian và những việc làm ứng với thời gian đó. Thời gian biểu giúp

chúng ta quản lí thời gian, thực hiện sinh hoạt, học tập có kế hoạch, nề nếp.

+ Để lập được thời gian biểu cho một ngày/tuần, trước hết em cần liệt kê tất cả những việc làm cần thiết trong ngày/tuần; sau đó:

1) Đánh số các việc làm theo thứ tự ưu tiên: việc quan trọng làm trước, việc chưa quan trọng làm sau.

2) Xác định thời gian để thực hiện từng việc làm.

3) Lập thời gian biểu.

4) Thực hiện theo thời gian biểu.

5) Điều chỉnh thời gian biểu nếu cần thiết.

– GV yêu cầu HS xây dựng thời gian biểu theo mẫu trong sgk:

– GV yêu cầu HS ghi lại các công việc em cần thực hiện vào tờ giấy nhớ và dán ở góc học tập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

6. Vận dụng

Bài 1: Xây dựng thời gian biểu cho một ngày

Bài 2: Tạo góc ghi nhớ

HS có thể dựa vào các công việc em đã lập ra ở thời gian biểu để ghi vào giấy nhớ.

HS xây dựng thời gian biểu cho riêng mình theo gợi ý của GV và mẫu rong sgk. Có thể xây dựng các việc làm theo gợi ý:

+ Buổi sáng: Học tập tại trường.

+ Buổi chiều: Ở nhà, tại khu vui chơi,…

+ Buổi tối: Ăn cơm, làm bài tâp,…tại nhà.

Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm 2 sách Cánh diều

TUẦN 2

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

  • Kể được các hoạt động muốn tham gia ở lớp 2
  • Thể hiện lòng biết ơn thầy cô qua các việc làm cụ thể
  • Trang trí lớp học

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

Năng lực riêng:

  • Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng tình yêu trường học, yêu thầy cô và các bạn.
  • Rèn luyện sự tự giác, y thức trách nhiệm với bản thân, bạn bè, thầy cô nhà trường

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

  • Giáo án, SGK, SGV
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh:

  • SGK.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

– GV trình bày vấn đề:

HS đóng vai nhân vật, xây dựng tiểu phẩm về thực hiện nội quy học tập : HS đi học muộn

Hỏi hs hành vi nào vi phạm quy định của nhà trường

HS trả lời – GV dẫn dắt vào nội dung chính buổi sinh hoạt

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thực hiện nội quy nhà trường

a. Mục tiêu: Nắm được nội quy nhà trường để thực hiện đúng quy định

b. Nội dung: HS nghe giáo viên hướng dẫn và thực hiện.

c. Sản phẩm học tập: Hoạt động thực hành của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động sinh hoạt dưới cờ: Tất cả các HS đứng dậy, nghiêm trang. GV bắt nhịp cho HS hát bài Quốc ca.

– HS nghe giáo viên phổ biến nội quy nhà trường

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

HS nắm được các quy định về nội quy trường học để không vi phạm

Hoạt động 2: Cùng bạn đến trường

a. Mục tiêu: Chia sẻ với bạn bè về những hoạt động đã tham gia ở lớp 1 và muốn tham gia ở lớp 2

b. Nội dung: Học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

3. Chúng em là hs lớp 2

GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm từ 4-5 bạn

Cho hs thảo luận trả lời câu hỏi, sau đó viết vào vở của mình

? Kể về những hoạt động em đã tham gia ở lớp 1

? Nói với bạn những hoạt động em muốn tham gia ở lớp 2

4. Thầy cô lớp 2 của chúng em

– Gv cho hs đọc đề bài

– GV chia lớp thành 2 nhóm thực hiện 2 yêu cầu trong sách

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về thầy cô lớp 2 của em theo mẫu sau:

Môn học

Tên thầy cô

+ Nhóm 2: Nêu những việc làm thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

3. Chúng em là hs lớp 2

– Những hoạt động đã tham gia ở lớp 1: văn nghệ, trồng cây, trang trí lớp, hoạt động thể thao: kéo co

– Những hoạt động muốn tham gia ở lớp 2: quyên góp sách vở, quần áo, chăm sóc bồn cây, văn nghệ, tham gia câu lạc bộ, quét dọn lớp/trường

4. Thầy cô lớp 2 của chúng em

Nhóm 1: HS hoàn thành bảng

Nhóm 2:

+ Nghe lời thầy cô

+ Gặp thầy cô thì cúi đầu chào

+ Hoàn thành bài tập và đọc bài trước khi đến lớp

+ Không vi phạm các quy định của lớp học và nhà trường

+ Không nói chuyện riêng trong giờ

Hoạt động 3: Trang trí lớp học

a. Mục tiêu: Giúp hs sáng tạo, biết cách làm việc nhóm

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Gv yêu cầu hs chuẩn bị:

+ Giấy A0, bút vẽ, giấy màu

+ Mỗi nhóm lựa chọn và thực hiện trang trí: bảng thành viên của lớp, góc học tốt, góc sáng tạo… theo sự hướng dẫn của thầy cô.

– HS sáng tạo các sản phẩm tùy theo yêu cầu

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

Mỗi nhóm trưng bày 1 sản phẩm

D. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Giáo án môn Tự nhiên và xã hội 2 sách Cánh diều

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Kể được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.
  • Vẽ, viết hoặc dán ảnh được các thành viên trong gia đình có hai, ba thế hệ vào sơ đồ.
  • Nói được sự cần thiết của việc quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình và thực hiện được những việc làm thể hiện điều đó.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
  • Năng lực riêng: Bày tỏ được tình cảm của bản thân đối với các thành viên trong gia đình.

3. Phẩm chất

– Bồi dưỡng tình yêu yêu gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Một số tranh, ảnh về gia đình.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV tổ chức cho HS giới thiệu các thành viên trong gia đình mình theo thứ tự từ người nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi nhất.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: HS giới thiệu ngắn gọn từng thành viên trong gia đình theo một số gợi ý: họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ.

– GV đặt vấn đề: Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ. Mọi người luôn yêu thương, chăm sóc và chia sẻ công việc nhà với nhau. Vậy các em có biết những tình huống thường gặp giữa các thế hệ trong gia đình với nhau như thế nào không? Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với gia đình mình? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài ngày hôm nay – Bài 1: Các thế hệ trong gia đình.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các thành viên trong gia đình bạn Hà và bạn An; giới thiệu được các thế hệ trong gia đình em; cắt, dán sơ đồ các thế hệ trong gia đình em.

b. Nội dung: HS đọc thông tin sgk, nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS quan sát Hình gia đình bạn Hà và bạn An:

Gia đình bạn Hà

Gia đình bạn An

– GV giải thích: Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ.

– GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Gia đình bạn Hà và bạn An có mấy thế hệ?

Câu 2: Kể tên các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình bạn Hà, gia đình bạn An.

– GV yêu cầu HS giới thiệu về các thế hệ trong gia đình theo gợi ý sau:

+ Gia đình em có mấy thế hệ?

+ Kể tên các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình?

– GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ gia đình bạn Hà, gia đình bạn An để vẽ, viết hoặc cắt, dán sơ đồ các thế hệ trong gia đình em

– Gv mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết gia đình có bốn thế hệ gồm những ai và xưng hô với nhau như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới:

+ Gia đình 2 thế hệ thường có bố, mẹ và con.

+ Gia đình 3 thế hệ thường có ông, bà, bố, mẹ và con.

1. Các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ

a. Các thành viên trong gia đình bạn Hà, bạn An

– HS quan sát Hình gia đình bạn Hà, bạn An.

Câu 1: Các thế hệ trong gia đình:

– Bạn Hà: 2

– Bạn An: 3

Câu 2: Tên các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình:

– Bạn Hà:

+ Thế hệ thứ nhất: bố, mẹ.

+ Thế hệ thứ hai: Hà, anh trai Hà.

– Bạn An:

+ Thế hệ thứ nhất: ông, bà.

+ Thế hệ thứ hai: bố, mẹ.

+ Thế hệ thứ ba: An, anh trai An.

b. Giới thiệu về các thế hệ trong gia đình em

– HS giới thiệu về các thế hệ trong đình theo gợi ý của GĐ.

– Có thể giới thiệu thêm về họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ tùy từng HS.

c. Cắt, dán các thế hệ trong gia đình em

– HS lựa chọn sơ đồ phù hợp với gia đình mình để thực hành vẽ, viết hoặc cắt, dán. Với những HS sơ đồ trong sgk không phù hợp, GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ vào vở.

– Gia đình 4 thế hệ gồm có các cụ, ông bà, bố mẹ và con cái trong gia đình. Em sẽ gọi thế hệ thứ nhất là cụ.

Hoạt động 2: Chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc giữa các thế hệ trong gia đình bạn Hà, bạn An; kể một số việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc trong gia đình em; lý do mọi người trong gia đình cần thể hiện điều đó.

b. Nội dung: HS đọc thông tin sgk, nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4 sgk trang 8, thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy nói về sự quan tâm, chia sẻ, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình bạn Hà, bạn An.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em hãy kể tên một số việc làm thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình em?

Câu 2: Theo em, vì sao mọi người trong gia đình cần chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau?

– GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4 sgk trang 9 và cho biết bạn An, bạn Hà đã làm gì để thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương với những thành viên thuộc các thế hệ trong gia đình?

– GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:Câu 1: Kể những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với các thành viên trong gia đình mình.

Câu 2: Em thích việc làm nào nhất? Vì sao?

– GV chốt lại bài học, bắt nhịp cho cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau, 3 ngọn nến lung linh để HS thấy được sự quan trọng của gia đình, HS cần biết quý trọng tất cả các thế hệ trong gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới: Mỗi gia đình có một hoặc nhiều thế hệ cùng chúng sống. Các thế hệ trong gia đình cần chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau.’

2. Chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình

a. Sự quan tâm, chia sẻ, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình bạn Hà, bạn An

– Gia đình bạn Hà:

+ Hình 1: Bố mẹ cùng Hà và anh trai Hà chơi cờ, vừa giải trí, vừa rèn luyện sự tư duy.

+ Hình 2: Hà bị ốm, mẹ đưa Hà đi bác sĩ khám bệnh.

– Gia đình bạn An:

+ Hình 3: Bố mẹ, bạn An và anh trai bạn An tặng quà cho ông bà.

+ Hình 4: Ông bà, bố mẹ, bạn An và anh trai bạn An cùng nhau quây quần, vui vẻ ăn cơm.

b. Một số việc làm thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình em

Câu 1: Tùy từng gia đình của HS, HS nêu được một số việc làm tiêu biểu nhất thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình:

Gợi ý:

– Ông bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe, cháu nhổ tóc trắng, tóc sâu cho bà; đọc báo cho ông nghe.

– Bố mẹ đưa các con đi chơi công viên ngày cuối tuần; các con giúp bố mẹ nhặt rau, quét nhà,,..

Câu 2: Mọi người trong gia đình cần yêu thương, chia sẻ với nhau vì: có thế hệ này mới có thế hệ kia: có ông bà mới có bố mẹ, có bố mẹ mới có các con; thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn giữa các thế hệ trong gia đình.

c. Những việc làm của bạn An, bạn Hà thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương với những thành viên thuộc các thế hệ trong gia đình

– Hình 1: bạn bóp vai cho bà.

– Hình 2: bạn cùng mẹ ra vườn thu hoạch rau.

– Hình 3: bạn cùng bố gấp áo gọn gàng.

– Hình 5: bạn làm thiệp tặng mẹ nhân ngày 8/3.

d. Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương đối với các thành viên trong gia đình em

Câu 1: Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thế hệ:

· Ông chơi gập máy bay cùng các cháu.

· Bố bổ hoa quả cho cả nhà cùng ăn

· Mẹ bóp vai cho bà,…

Câu 2: Tùy từng trường hợp, tình huống, HS chọn việc mình thích làm nhất để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với các thành viên trong gia đình:

+ Em làm việc đó trong hoàn cảnh nào?

+ Việc làm đó là việc gì?

+ Những thành viên trong gia đình cảm thấy như thế nào?

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Giáo án Giáo dục thể chất 2 sách Cánh diều

BÀI 4: ĐỘNG TÁC GIẬM CHÂN TẠI CHỖ, ĐỨNG LẠI

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết khẩu lệnh và thực hiện được động tác giậm chân tại chỗ, đứng lại.
  • Có ý thức kỉ luật, biết giúp đỡ bạn bè trong tập luyện.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Tự giác trong quá trình tập luyện và tham gia trò chơi vận động rèn luyện đội hình đội ngũ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên đưa ra trong buổi học.
  • Năng lực riêng: Biết và thực hiện được động tác giậm chân tại chỗ, đứng lại.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, ham học đối với kiến thức mới về đội hình đội ngũ. Nhân ái, biết giúp đỡ bạn bè khi thực hiện các hoạt động tập luyện trên lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Sân bãi sạch sẽ, không ẩm ướt hay trơn trượt.
  • Đồng hồ bấm giờ, còi.
  • Cọc chỉ dẫn, phấn.

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu; đảm bảo vệ sinh và an toàn trong tập luyện.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS: Xoay các khớp.

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện:

Xếp thành hàng ngang để thực hiện động tác xoay các khớp (Xoay cổ, xoay khuỷu tay, xoay vai, xoay cánh tay, xoay hông, xoay gối, xoay cổ tay cổ chân) theo nhịp đếm.

– GV cho HS chơi trò chơi hỗ trợ khởi động: Giành cờ chiến thắng. GV phổ biến luật chơi: GV hô những HS đã được chia số thứ tự giống nhau di chuyển lên vạch giành cờ. HS của đội nào cướp được cờ mang về cho đội chơi của mình sẽ được tính là 1 điểm. Để được tính điểm chiến thắng yêu cầu HS giành được cờ phải chạy thật nhanh qua vạch đích. Nếu chạy chưa đến vạch đích mà bị người đối phương đuổi theo chạm được vào người thì không được cộng điểm thắng cuộc. Trước khi bắt đầu chơi, GV yêu cầu hai đội sẽ thỏa thuận với nhau về số vòng chơi. Chơi hết các vòng, đội nào có điểm cao hơn thì đội đó sẽ chiến thắng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giậm chân tại chỗ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết tập động tác giậm chân tại chỗ và biết một số lưu ý khi luyện tập động tác này.

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hô khẩu lệnh:

+ Nghiêm.

+ Giậm chân…giậm.

– GV hướng dẫn HS động tác giậm chân tại chỗ: Mắt nhìn thẳng, đầu không cúi, thân người thẳng, thực hiện động tác lặp lại theo nhịp 1 – 2.

+ Nhịp 1: Nâng đùi trái lên cao, bàn chân cách mặt đất 10 – 15 cm, đồng thời tay trái đánh thẳng ra sau, tay phải gập trước ngực. Tiếp theo, cùng một lúc giậm chân trái xuống đất (đúng vào nhịp 1), nâng đùi phải lên cao, tay phải đánh thẳng ra sau, tay trái gập trước ngực.

+ Nhịp 2: Tiếp theo nhịp 1, chân phải giậm xuống đất (đúng vào nhịp 2), nâng đùi trái lên cao, tay trái đánh thẳng ra sau, tay phải gập trước ngực.

– GV làm mẫu động tác 2-3 lần để HS có thể nắm vững toàn bộ động tác.

– GV mời 1 HS bất kì thực hiện để cả lớp quan sát, nhận xét.

– GV quan sát, nhấn mạnh lỗi sai (nếu HS tập chưa đúng).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện yêu cầu của GV. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS đại diện tập động tác trước lớp.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Giậm chân tại chỗ

– HS chú ý quan sát, tập đúng động tác theo khẩu lệnh của GV.

– HS chú ý quan sát.

– HS thực hiện động tác trước lớp.

Hoạt động 2: Đứng lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết tập động tác đứng lại và biết một số lưu ý khi luyện tập động tác này.

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn động tác:

+ Dự lệnh “Đứng lại…” khi bàn chân phải chạm đất, chân trái tiếp tục nâng lên để thực hiện nhịp 1.

+ Động lệnh “Đứng!” (vào thời điểm bàn chân phải chạm đất) ở nhịp tiếp theo thì chân trái giậm thêm một nhịp rồi đưa chân phải về thành tư thế đứng nghiêm.

– GV làm mẫu động tác 2-3 lần để HS có thể nắm vững toàn bộ động tác.

– GV mời 1 HS bất kì thực hiện để cả lớp quan sát, nhận xét.

– GV quan sát, nhấn mạnh lỗi sai (nếu HS tập chưa đúng).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện yêu cầu của GV. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS đại diện tập động tác trước lớp.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới:

2. Đứng lại

– HS chú ý quan sát, tập đúng động tác theo khẩu lệnh của GV.

– HS chú ý quan sát.

– HS thực hiện động tác trước lớp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS được luyện tập đồng loạt theo nhóm và luyện tập cá nhân cặp đôi; chơi trò rèn luyện đội hình đội ngũ.

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV cho HS tập hợp thành 3 – 4 hàng ngang, thực hiện động tác giậm chân tại chỗ theo nhịp đếm.

– GV đếm nhịp và thực hiện động tác để HS thực hiện theo (đếm chậm và nhắc HS chú ý các lỗi sai).

– GV đếm để cả lớp tự thực hiện hoặc chỉ định một học sinh (lớp trưởng, cán sự bộ môn) đếm để các bạn thực hiện theo (GV quan sát và sửa sai cho từng HS).

– GV chia lớp thành các nhóm từ 8 – 10 HS, lần lượt HS thay phiên điều khiển nhóm thực hiện động tác được học.

– GV quan sát, hướng dẫn và điều chỉnh động tác cho từng nhóm khi cần thiết.

– GV cho HS tự tập theo các hình thức.

– GV cho HS chơi trò Ném vòng trúng đích

– GV phổ biến luật chơi: HS đứng sau vạch xuất phát, tay phải cầm vòng, cùng chiều với chân sau. Khi nghe hiệu lệnh của GV, HS cầm vòng ngang tầm mắt, ném vào đích.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện yêu cầu của GV. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS thực hiện luyện tập và chơi trò chơi theo yêu cầu của GV.

– GV gọi HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Luyện tập

a. Luyện tập đồng loạt – theo nhóm; cá nhân – cặp đôi

Luyện tập theo nhóm

– HS tập hợp theo nhóm thành 3-4 hàng ngang.

– HS chú ý quan sát GV thực hiện động tác.

– HS thực hiện theo khẩu lệnh của người đếm.

Luyện tập theo cặp đôi

Các cặp đôi thực hiện động tác theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

Luyện tập cá nhân

HS quan sát bạn bè cùng tập, tự điều chỉnh động tác của bản thân, nhận xét động tác của bạn tập cùng.

b. Trò chơi Ném vòng trúng đích

HS xếp thành hàng và thực hiện trò chơi.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được hình thể hiện đúng động tác giậm chân tại chỗ.

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Gv yêu cầu HS quan sát các hình trong phần Vận dụng sgk trang 27 và trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Em hãy nêu đúng nhịp của động tác giậm chân tại chỗ trong các hình dưới đây?

Câu 2: Em hãy cho biết hình nào dưới đây có động tác giậm chân tại chỗ đúng?

Câu 3: Em cùng các bạn thực hiện động tác giậm chân tại chỗ, đứng lại.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện yêu cầu của GV. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi đại diện HS trả lời.

– GV gọi HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới:

4. Vận dụng

Câu 1: Hình 1, hình 2 (Nhịp 1): Nâng đùi trái lên cao, bàn chân cách mặt đất 10 – 15 cm, đồng thời tay trái đánh thẳng ra sau, tay phải gập trước ngực. Tiếp theo, cùng một lúc giậm chân trái xuống đất (đúng vào nhịp 1), nâng đùi phải lên cao, tay phải đánh thẳng ra sau, tay trái gập trước ngực.

Câu 2: Hình 1.

Câu 3: HS ôn luyện lại các động tác giậm chân tại chỗ, đứng lại theo nhóm, cá nhân.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án lớp 2 sách Cánh diều

5/5 - (455 votes)
Leave a comment