Chia sẻ Thư viện Đề thi & Kiểm tra

Đề cương Toán 12 HKI năm 2019 – 2020 trường Nguyễn Tất Thành – Hà Nội

Đề cương Toán 12 HKI năm học 2019 – 2020 trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành – Hà Nội gồm 06 trang, chỉ rõ những nội dung Toán 12 mà học sinh cần ôn tập và tuyển chọn một số câu hỏi lý thuyết, bài tập trắc nghiệm và tự luận giúp học sinh tự rèn luyện.

Khái quát nội dung đề cương Toán 12 HKI năm 2019 – 2020 trường Nguyễn Tất Thành – Hà Nội:
PHẦN I: NỘI DUNG ÔN TẬP
Giải tích: Giới hạn chương trình đến hết Chương II, Sách giáo khoa Giải tích lớp 12 ban cơ bản. Trong chương 1, học sinh cần nắm vững nội dung như đã hướng dẫn ở đề cương ôn thi giữa kì I. Trong chương II, học sinh cần nắm vững các tính chất của hàm lũy thừa, hàm số mũ, hàm số logarit; các phép toán liên quan đến lũy thừa, mũ và logarit, đồ thị của hàm lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit; phương trình phương trình mũ – logarit.
Hình học: Giới hạn chương trình đến hết Chương II, Sách giáo khoa Hình học lớp 12 ban cơ bản. Trong chương 1, học sinh cần nắm vững nội dung như đã hướng dẫn ở đề cương ôn thi giữa kì I. Trong chương II, học sinh cần nắm vững khái niệm mặt cầu, khái niệm mặt trụ, khái niệm mặt nón, các công thức diện tích và thể tích liên quan đến hình cầu, hình trụ và hình nón.
Học sinh chủ động ôn lại bài tập của chương 1 (Giải tích và Hình học) như đã hướng dẫn trong đề cương ôn thi giữa kì I.
[ads]
PHẦN II: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
A. CÂU HỎI LÝ THUYẾT
Câu 1. Tập xác định của các hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit. Dạng đồ thị của hàm số mũ, hàm số logarit và hàm lũy thừa.
Câu 2. Các tính chất cơ bản của lũy thừa và logarit. Công thức đổi cơ số của logarit.
Câu 3. Tính chất đồng biến, nghịch biến của các hàm số mũ và hàm số logarit. Công thức đạo hàm của các hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit.
Câu 4. Cách giải một số dạng phương trình mũ, phương trình logarit.
Câu 5. Cách giải các bất phương trình mũ và logarit cơ bản.
Câu 6. Công thức lãi kép và công thức tăng trưởng.
Câu 7. Công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình trụ và hình nón. Công thức liên hệ giữa các yếu tố: đường cao, đường sinh, bán kính đáy, góc ở đỉnh của hình nón.
Câu 8. Công thức tính diện tích mặt cầu và thể tích của khối cầu.
Câu 9. Các vị trí tương đối giữa giữa mặt cầu với mặt phẳng và giữa mặt cầu với đường thẳng.
Câu 10. Điều kiện để hình chóp, hình lăng trụ có mặt cầu ngoại tiếp. Cách xác định tâm của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp và mặt cầu ngoại tiếp hình lăng trụ.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
C. BÀI TẬP TỰ LUẬN

File WORD (dành cho quý thầy, cô): TẢI XUỐNG

5/5 - (432 votes)
Leave a comment