THCS.Dethimau.edu.vn giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 8 bộ đề tham khảo kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Toán 8 năm học 2023 – 2024 phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương; các đề thi được biên soạn theo hình thức 30% trắc nghiệm + 70% tự luận, thời gian làm bài 90 phút; đề thi có ma trận, bảng đặc tả, đáp án và hướng dẫn chấm điểm.
1. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ.
Phân thức đại số. Tính chất cơ bản của phân thức đại số. Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia các phân thức đại số.
* Nhận biết: Nhận biết được các khái niệm cơ bản về phân thức đại số: định nghĩa; điều kiện xác định; giá trị của phân thức đại số; hai phân thức bằng nhau.
* Thông hiểu: Mô tả được những tính chất cơ bản của phân thức đại số.
* Vận dụng:
– Thực hiện được các phép tính: phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia đối với hai phân thức đại số.
– Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với phân thức đại số đơn giản trong tính toán.
2. HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ.
Hàm số và đồ thị.
* Nhận biết:
– Nhận biết được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm hàm số.
– Nhận biết được đồ thị hàm số.
* Thông hiểu:
– Tính được giá trị của hàm số khi hàm số đó xác định bởi công thức.
– Xác định được toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ.
– Xác định được một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó.
Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) và đồ thị. Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0).
* Nhận biết: Nhận biết được khái niệm hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0).
* Thông hiểu:
– Thiết lập được bảng giá trị của hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0).
– Sử dụng được hệ số góc của đường thẳng để nhận biết và giải thích được sự cắt nhau hoặc song song của hai đường thẳng cho trước.
* Vận dụng:
– Vẽ được đồ thị của hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0).
– Vận dụng được hàm số bậc nhất và đồ thị vào giải quyết một số bài toán thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) (ví dụ: bài toán về chuyển động đều trong Vật lí).
* Vận dụng cao: Vận dụng được hàm số bậc nhất và đồ thị vào giải quyết một số bài toán (phức hợp, không quen thuộc) có nội dung thực tiễn.
3. PHƯƠNG TRÌNH.
Phương trình bậc nhất.
* Vận dụng:
– Giải được phương trình bậc nhất một ẩn.
– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với phương trình bậc nhất (ví dụ: các bài toán liên quan đến chuyển động trong Vật lí, các bài toán liên quan đến Hoá học).
4. CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN.
Hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều.
* Nhận biết: Mô tả (đỉnh, mặt đáy, mặt bên, cạnh bên) được hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều.
* Thông hiểu:
– Tạo lập được hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều.
– Tính được diện tích xung quanh, thể tích của một hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều.
– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều (ví dụ: tính thể tích hoặc diện tích xung quanh của một số đồ vật quen thuộc có dạng hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều).
* Vận dụng: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều.
5. ĐỊNH LÍ PYTHAGORE.
Định lí pythagore.
* Thông hiểu: Giải thích được định lí Pythagore.
* Vận dụng: Tính được độ dài cạnh trong tam giác vuông bằng cách sử dụng định lí Pythagore.
6. HÌNH ĐỒNG DẠNG.
Tam giác đồng dạng.
* Thông hiểu:
– Mô tả được định nghĩa của hai tam giác đồng dạng.
– Giải thích được các trường hợp đồng dạng của hai tam giác, của hai tam giác vuông.
* Vận dụng: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với việc vận dụng kiến thức về hai tam giác đồng dạng (ví dụ: tính độ dài đường cao hạ xuống cạnh huyền trong tam giác vuông bằng cách sử dụng mối quan hệ giữa đường cao đó với tích của hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông lên cạnh huyền; đo gián tiếp chiều cao của vật; tính khoảng cách giữa hai vị trí trong đó có một vị trí không thể tới được).
* Vận dụng cao: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) gắn với việc vận dụng kiến thức về hai tam giác đồng dạng.
Hình đồng dạng.
Nhận biết:
– Nhận biết được hình đồng dạng phối cảnh (hình vị tự), hình đồng dạng qua các hình ảnh cụ thể.
– Nhận biết được vẻ đẹp trong tự nhiên, nghệ thuật, kiến trúc, công nghệ chế tạo … biểu hiện qua hình đồng dạng.
7. MỘT SỐ YẾU TỐ XÁC SUẤT.
Mô tả xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số ví dụ đơn giản. Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm của một biến cố với xác suất của biến cố đó.
* Nhận biết: Nhận biết được mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm của một biến cố với xác suất của biến cố đó thông qua một số ví dụ đơn giản.
* Vận dụng: Sử dụng được tỉ số để mô tả xác suất của một biến cố ngẫu nhiên trong một số ví dụ đơn giản.
File WORD (dành cho quý thầy, cô): TẢI XUỐNG