THCS.Dethimau.edu.vn giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 6 đề cương ôn tập môn Toán 6 học kỳ 1 năm học 2023 – 2024 trường THCS Long Toàn, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Số và đại số:
– Sử dụng được thuật ngữ tập hợp, phần tử thuộc (không thuộc) một tập hợp; sử dụng được cách cho tập hợp.
– Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa trong tập hợp số tự nhiên.
– Nhận biết được thứ tự thực hiện các phép tính. Vận dụng được các tính chất của phép tính để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí.
– Nhận biết được quan hệ chia hết, khái niệm ước và bội. Vận dụng được dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3 để xác định một số đã cho có chia hết cho 2, 5, 9, 3 hay không.
– Nhận biết được khái niệm số nguyên tố, hợp số. Thực hiện được việc phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 thành tích của các thừa số nguyên tố.
– Xác định được ước chung, ước chung lớn nhất; xác định được bội chung, bội chung nhỏ nhất của hai hoặc ba số tự nhiên.
– Nhận biết được số nguyên âm, tập hợp các số nguyên. Nhận biết được số đối của một số nguyên.
– Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số nguyên. So sánh được hai số nguyên cho trước.
– Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia (chia hết) trong tập hợp các số nguyên. Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc trong tập hợp các số nguyên trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).
– Nhận biết được quan hệ chia hết, khái niệm ước và bội trong tập hợp các số nguyên.
– Vận dụng được kiến thức số học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
2. Hình học và đo lường:
– Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.
– Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của tam giác đều, hình vuông, lục giác đều, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.
– Vẽ được tam giác đều, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành bằng dụng cụ học tập.
– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính chu vi và diện tích của các hình đặc biệt nói trên.
3. Một số yếu tố thống kê và xác suất:
– Thực hiện được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước từ những nguồn: bảng biểu, kiến thức trong các môn học khác.
– Nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí đơn giản.
– Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép.
– Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép.
– Nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép.
– Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép.
II. CÁC ĐỀ THAM KHẢO