Sử dụng yếu tố Z+ trong việc giải phương trình hàm trên R+ – Lê Phúc Lữ
Tài liệu gồm 24 trang, được biên soạn bởi thầy giáo Lê Phúc Lữ (giảng viên trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên thành phố Hồ Chí Minh), hướng dẫn sử dụng yếu tố Z+ trong việc giải phương trình hàm trên R+.
TÓM TẮT NỘI DUNG: Trong bài viết nhỏ này, tác giả muốn nhắc lại một số tình huống có thể dùng các tính toán trên tập số nguyên dương để hỗ trợ cho việc giải phương trình hàm trên tập hợp số thực dương. Cụ thể hơn là về: việc dùng chu kỳ tuần hoàn, phương trình hàm cộng tính và các đánh giá bất đẳng thức khác.
1) Giới thiệu:
Phương trình hàm trên R+ là một lớp hàm đặc thù và đòi hỏi các kỹ thuật biến đổi, đánh giá ở mức độ nhất định. Hiện tại các đề bài thi trong và ngoài nước có khai thác các dạng này khá nhiều, có các bài toán khó, thử thách. Trong bài viết này, ta sẽ xét một số cách tiếp cận có liên quan đến yếu tố số nguyên dương như sau:
– Phương trình hàm cộng tính f(x) + f(y) = f(x + y) trên R+ thì có thể giải được ra nghiệm f(x) = ax vì lý do trên R+ thì hàm cộng tính cũng sẽ đồng biến. Tuy nhiên, nếu như ta không có điều kiện mạnh như cộng tính mà chỉ có điều kiện yếu hơn là f(nx) = nf(x) với x thuộc R+ và n thuộc Z+ thì sao? Câu trả lời là vẫn sẽ giải được, nhưng cần kết hợp với tính đồng biến. Điều này sẽ được mô tả rõ hơn thông qua các ví dụ bên dưới.
– Các phương trình hàm có dùng đến kỹ thuật chu kỳ tuần hoàn để chứng minh hàm hằng hoặc tính đơn ánh thì việc xuất hiện của các yếu tố nguyên dương của chu kỳ là tất yếu. Đôi khi ta cần khai thác điều đó khéo léo thì mới xử lý triệt để được bài toán.
– Ngoài ra, yếu tố nguyên dương cũng xuất hiện khá bất ngờ và lại có thể dùng trong các bài toán đánh giá các bất đẳng thức trung gian để giải phương trình hàm rất hiệu quả. Với tâm lý cho rằng việc chỉ chứng minh được f(n) = n với n thuộc Z+ thì khó có thể đi đến f(x) = x với x thuộc R+ có khi lại làm mất đi cơ hội giải quyết được bài toán.
2) Sử dụng tính chất tuần hoàn.
3) Khai thác tính đơn điệu.
4) Các dạng khác.
5) Bài tập tự luyện.