Chia sẻ Thư viện Đề thi & Kiểm tra

Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2022 – 2023

Contents

Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2022 – 2023 gồm 3 phiếu, với các dạng bài tập đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, giúp các em học sinh lớp 2 ôn tập, củng cố kiến thức để tránh quên bài sau kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng giao bài tập Tết 2023 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm bài tập Tết 2023 cho lớp 3, lớp 4, lớp 5. Mời thầy cô và các em tải miễn phí:

Bài tập Tết lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2022 – 2023

Phiếu bài tập ôn Tết môn Tiếng Việt lớp 2 – Số 1

Câu 1.

a) Viết 3 từ chỉ hoạt động của học sinh.

b) Viết 3 từ chỉ tính nết của học sinh.

c) Viết 4 từ chỉ đồ dùng cho việc nghỉ ngơi, giải trí:

Câu 2. Đặt câu với từ “học tập”.

Câu 3. Sắp xếp mỗi từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành một câu mới:

a) Lan là bạn thân của em.

b) học sinh ngoan là em.

Câu 4. Viết lời đáp của em:

a) Chào bố mẹ để đi học.

b) Chào thầy cô khi đến trường.

c) Chào bạn khi gặp nhau ở trường

Câu 5. Tìm thêm tiếng mới ghép vào các tiếng đã cho để chỉ người:

bộ …, công …, bác …, giáo …, nông …, kĩ …

Câu 6. Nói lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau:

a) Khi bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.

b) Khi em bé nhặt hộ em chiếc thước rơi.

Câu 7. Nói lời xin lỗi của em trong những trường hợp sau:

a) Em lỡ bước giẫm vào chân bạn.

b) Em đùa nghịch va phải một cụ bà.

Câu 8. Viết tên hai bạn trong lớp (cả họ và tên).

Câu 9. Viết tên một dòng sông, một ngọn núi ở địa phương em.

Câu 10. Đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì?

a) Giới thiệu trường em.

b) Giới thiệu một môn học mà em yêu thích.

c) Giới thiệu làng (xóm, khu…) nơi em ở.

Câu 11. Trả lời câu hỏi bằng hai cách:

Em có thích đọc báo không?

Câu 12. a, Điền vào chỗ trống: r, d hay gi?

dè . . . ặt, con …ao, tiếng . . . ao hàng, . . . ao bài tập về nhà.

b. Điền vào chỗ trống: nghỉ hay nghĩ?

. . . học, . . . ngợi, . . . mát, ngẫm . . .

c. Điền vào chỗ trống: ăn hay ăng?

cố g. ‘. . . . . . , yên l. . . . . . , l… lộn, … cơm.

d. Điền vào chỗ trống: r, d hay gi?

. . . ừng núi, . . . ừng lại, cây . . . ang, . . . an tôm.

bánh . . . án, con . . . án, . . . án giấy, tranh . . . ành.

đ. Điền vào chỗ trống: iên, iêng hay yên?

l. . . hoan, . . . ngựa , t. ‘. . bộ, t. ‘. . nói.

Câu 13. Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật, sự vật trong những câu sau:

a) Con bò ăn cỏ.

b) Con mèo đuổi theo con chuột.

c) Mặt Trời tỏa ánh nắng rực rỡ.

Câu 14. Nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị của em trong các trường hợp sau:

a) Bạn đến thăm nhà em, em mở cửa và mời bạn vào chơi.

b) Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học.

Câu 15. Đặt dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong câu sau:

Mẹ em đi chợ mua thịt cá và rau muống.

Câu 16. Nói lời của em trong mỗi trường hợp sau:

a) Bạn hướng dẫn em gấp chiếc thuyền giấy.

b) Em làm rơi chiếc bút của bạn. .

Câu 17. Sắp xếp lại thứ tự các việc làm khi gọi điện thoại:

a) Tìm số máy của bạn trong sổ.

b) Nhấn số.

c) Nhấc ống nghe lên.

Câu 18. Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: “Ai?”; gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: “làm gì?”.

a) Chi đến tìm bông cúc màu xanh.

b) Cây xoà cành ôm cậu bé.

c) Em học thuộc đoạn thơ.

Câu 19. Hãy nói lời an ủi của em trong trường hợp sau:

Khi kính đeo mắt của ông, bà bị vỡ.

Câu 20. Bà đến nhà đón em đi chơi.

Hãy viết một vài câu nhắn lại để bố mẹ biết.

Câu 21. Tìm những từ chỉ người và vật.

a) Đặc điểm về tính tình của một người.

b) Đặc điểm về màu sắc của một vật.

c) Đặc điểm về hình dáng của một người.

Câu 22. Từ mỗi câu dưới đây đặt 1 câu mới để tỏ ý khen.

a) Chú Cường rất khoẻ.

b) Bạn Nam học rất giỏi.

Câu 23. Tìm hình ảnh so sánh sau mỗi từ dưới đây:

– nhanh:

– chậm:

– hiền:

– khoẻ:

Câu 24. Hãy viết từ 1 đến 3 câu trên tấm bưu thiếp chúc mừng bạn em nhân dịp sinh nhật.

Câu 25. Nêu những từ ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của bộ đội và nhân dân ta trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Câu 26: Ngắt đoạn trích sau thành 5 câu và chép lại. Nhớ viết hoa chữ cái đầu câu.

Trời đã vào thu những đám mây trắng bớt đổi màu trời bớt nặng gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng trơi xanh và cao lên dần.

Câu 27: Chép lại đoạn văn sau đúng chính tả:

Chị Thư là chị cả của em. Năm lay, chị học lớp Tám. Chị giất chăm học nên học giỏi đều các môn. Không những chăm lo việc học mà chị còn chăm no việc nhà để đỡ đần cho bố mẹ em. Chị luôn sắp xếp thời gian để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình và giúp đỡ em cùng tiến như chị. Chị mong em học giỏi và có nhiều niềm vui. Em rất yêu chị Thư, chị là tấm gương sáng để em loi theo.

Câu 28: Viết 1 đoạn văn ngắn (4;5 câu) kể một việc làm tốt của em (hoặc của bạn em).

Câu 29:

Viết đoạn văn từ 3 đến 7 câu kể về một người thân của em.

* Gợi ý làm bài:

Có thể viết theo gợi ý sau:

– Người thân của em là ai? Làm việc (hay học tập) ở đâu?

– Người thân mà em kể đã để lại cho em những ấn tượng gì?

– Tình cảm của em đối với người thân ấy như thế nào?

Phiếu bài tập ôn Tết môn Tiếng Việt lớp 2 – Số 2

1. Đọc truyện Hai bà cháu và cho biết: Sau khi trở nên giàu có, hai anh em cảm thấy như thế nào?

a. Vui mừng, hạnh phúc vì không còn phải khổ cực như xưa nữa.

b. Buồn bã vì thiếu vắng tình yêu thương của người bà

c. Không còn lo nghĩ bất cứ điều gì nữa.

2. Câu chuyện Hai bà cháu ca ngợi điều gì ở hai anh em?

a. Sự lương thiện

b. Lòng nhân hậu

c. Lòng hiếu thảo

3. Điền g hoặc gh vào chỗ trống:

a) Đoàn tàu rời …….a.

b) Sổ …….i chép.

c) …….à nhảy ổ.

d) ….ế ….

e) …..ạo nếp

4. Điền s hoặc x vào chỗ trống

Ai thổi …….áo gọi trâu đâu đó
Chiều in nghiêng trên mảng núi …….a
Con trâu trắng dẫn đàn lên núi
Vểnh đôi tai nghe …….áo trở về.

5. Nội dung của bài Cây xoài của ông em nói về điều gì?

a. Miêu tả cây xoài do ông bạn nhỏ trồng

b. Tình cảm thương nhớ ông của hai mẹ con

c. Cả hai đáp án trên đều đúng

6. Khoanh vào chữ cái đặt trước từ chỉ các đồ dùng trong nhà:

a. bàn

b. ghế

c. cột điện

d. bát đĩa

e. máy bay

g. ấm chén

h. bếp ga

i. tủ

k. xoong

l. tàu thủy

m. bảng lớp

7. Ghi lại 3 từ chỉ việc nhà em đã làm giúp bố mẹ và đặt câu với chúng.

8. Đọc lại câu chuyện Đi chợ và cho biết cậu bé từ chợ quay về nhà hỏi bà bao nhiêu lần?

a. một

b. hai

c. ba

9. Chọn từ trong ngoặc thích hợp để điền vào chỗ trống

a. (lươn/lương): con …..; lĩnh ……..

b. (ươn/ương): …….. bướng; cá ………..

10. Viết lời an ủi của em trong các tình huống sau:

a. Khi ông (bà) em bị ốm.

b. Khi bà em làm vỡ một đồ dùng quý giá trong nhà.

c. Khi ông (bà) em bị mất một đồ vật quen thuộc.

ĐÁP ÁN

1. Sau khi trở nên giàu có, hai anh em buồn bã vì thiếu vắng tình yêu thương của người bà.

Chọn đáp án: b

2. Câu chuyện Hai bà cháu ca ngợi lòng hiếu thảo dành cho bà.

Chọn đáp án: c

3. a) đoàn tàu rời ga.

b) sổ ghi chép.

c) gà nhảy ổ.

d) ghế g

e) gạo nếp

4.

Ai thổi sáo gọi trâu đó
Chiều in nghiêng trên mảng núi xa
Con trâu trắng dẫn đàn lên núi
Vểnh đôi tai nghe sáo trở về.

5. Nội dung của bài Cây xoài của ông em là miêu tả cây xoài do ông bạn nhỏ trồng và tình cảm thương nhớ ông của hai mẹ con.

Chọn đáp án: c

6. Những đồ dùng có trong nhà đó là:

a. bàn

b. ghế

d. bát đĩa

g. ấm chén

h. bếp ga

i. tủ

k. xoong

7. – Ba việc em thường làm ở nhà để giúp bố mẹ đó là: quét nhà, rửa bát, nhặt rau

Đặt câu:

– Sau mỗi bữa ăn em thường quét nhà thật sạch.

– Em và mẹ rửa bát sạch tinh.

– Em giúp mẹ nhặt rau để nấu cơm chiều.

8. Cậu bé từ chợ quay về nhà hỏi bà hai lần: Một lần hỏi bà bát nào đựng nắm bát nào đựng tương và một lần hỏi bà đồng nào mua mắm đồng nào mua tương.

Chọn đáp án b.

9. a. (lươn/lương): con lươn; lĩnh lương

b. (ươn/ương): ương bướng; cá ươn

10. a. Khi ông (bà) em bị ốm.

– Ông có mệt lắm không ạ ? Cháu bóp vai cho ông thoải mái hơn nhé.

b. Khi bà em làm vỡ một đồ dùng quý giá trong nhà.

– Bà đừng buồn ạ, cháu sẽ nhờ bố mua lại chiếc vòng khác bà nhé.

c. Khi ông (bà) em bị mất một đồ vật quen thuộc.

– Món đồ đó cũ rồi, ông đừng buồn ạ. Ngày mai hai ông cháu mình mua chiếc mới ông nhé.

Phiếu bài tập ôn Tết môn Tiếng Việt lớp 2 – Số 3

A. ĐỌC

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM

Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ.
Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?

Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên gia
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!
Kìa trống đang gọi:
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
Vào năm học mới
Giọng vang tưng bừng.

(Thanh Hào)

Từ ngữ:

  • Ngẫm nghĩ: nghĩ đi nghĩ lại kĩ càng.

Câu 1: Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè?

Câu 2: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối bảo hiệu điều gì?

II. Đọc – hiểu

Xe lu và xe ca

Xe lu và xe ca là đôi bạn thân. Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau. Thấy xe lu đi chậm, xe ca chế giễu:

– Cậu đi chậm như rùa ấy! Xem tớ đây này!

Nói rồi, xe ca phóng vụt lên, bỏ xe lu ở tít đằng sau. Xe ca tưởng mình thế là giỏi lắm.

Tới một quãng đường bị hỏng, xe ca phải đỗ lại vì lầy lội quá. Bấy giờ xe lu mới tiến lên. Khi đám đá hộc và đá cuội ngổn ngang đổ xuống, xe lu liền lăn qua lăn lại cho phẳng lì. Nhờ vậy mà xe ca mới tiếp tục lên đường.

Từ đấy, xe ca không chế giễu xe lu nữa. Xe ca đã hiểu rằng: công việc của xe lu là như vậy.

(Phong Thu)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Thấy xe lu đi chậm, xe ca đã làm gì?

a. Dừng lại, đợi xe lu cùng đi.
b. Chế giễu xe lu chậm như rùa rồi phóng vụt lên, bỏ xe lu đằng sau.
c. Quay lại hỏi chuyện gì đã xảy ra với xe lu.

2. Tới quãng đường bị hỏng, chuyện gì đã xảy ra với xe ca?

a. Vì cố vượt qua, xe ca đã bị gãy bánh.
b. Xe ca phải đỗ lại vì đường lầy lội quá.
c. Xe ca bị ngã, lăn kềnh giữa đường.

3. Nhờ đâu xe ca có thể tiếp tục lên đường?

a. Nhờ xe lu đã lăn cho đám đá cuội và đá hộc phẳng lì.
b. Xe ca kê một tấm ván rồi tự mình đi qua.
c. Nhờ các bác công nhân dọn đường cho sạch.

4. Cuối cùng xe ca đã hiểu ra điều gì

a. Xe lu chậm chạp và cẩn thận.
b. Không nên đi vào quãng đường lầy lội.
c. Không nên xem thường người khác, mỗi người đều có điểm mạnh khác nhau.

B. VIẾT

I. Chính tả: Nghe – viết Cái trống trường em

II. Lập làm văn: Viết về một tiết học em yêu thích

Đáp án

A. ĐỌC

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè?

Bạn học sinh đã kể về trống trường trong những ngày hè là: Ngày hè, học sinh được nghỉ học. Trường học chỉ còn trống và tiếng ve. Trống nằm ngẫm nghĩ suốt ba tháng liền.

Câu 2: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối bảo hiệu điều gì?

Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu một năm học mới đến.

II. Đọc hiểu

Câu hỏi

1

2

3

4

Đáp án

b

b

a

c

B. VIẾT

I. Chính tả: Nghe – viết Cái trống trường em

II. Tập làm văn: Viết về một tiết học em yêu thích

Bài tham khảo: Trong các tiết học, em thích nhất là được học tiết tự nhiên và xã hội. Một tuần, chúng em có một tiết học vào thứ năm. Cô giáo của lớp em là cô Loan. Trong giờ học, em được tìm hiểu những kiến thức về khoa học, xã hội. Mỗi tiết học diễn ra rất sôi nổi. Em đã học được nhiều bài học bổ ích.

5/5 - (435 votes)
Leave a comment