THCS.Dethimau.edu.vn giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 8 bộ đề tham khảo kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Toán 8 năm học 2023 – 2024 phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương; các đề thi được biên soạn theo hình thức 30% trắc nghiệm + 70% tự luận, thời gian làm bài 90 phút; đề thi có ma trận, bảng đặc tả, đáp án và hướng dẫn chấm điểm.
1. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
Đa thức nhiều biến. Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia các đa thức nhiều biến.
* Nhận biết: Nhận biết được các khái niệm về đơn thức, đa thức nhiều biến.
* Thông hiểu: Tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến.
* Vận dụng:
– Thực hiện được việc thu gọn đơn thức, đa thức.
– Thực hiện được phép nhân đơn thức với đa thức và phép chia hết một đơn thức cho một đơn thức.
– Thực hiện được các phép tính: phép cộng, phép trừ, phép nhân các đa thức nhiều biến trong những trường hợp đơn giản.
– Thực hiện được phép chia hết một đa thức cho một đơn thức trong những trường hợp đơn giản.
Hằng đẳng thức đáng nhớ.
* Nhận biết: Nhận biết được các khái niệm: đồng nhất thức, hằng đẳng thức.
* Thông hiểu: Mô tả được các hằng đẳng thức: bình phương của tổng và hiệu; hiệu hai bình phương.
* Vận dụng:
– Vận dụng được các hằng đẳng thức để phân tích đa thức thành nhân tử ở dạng: vận dụng trực tiếp hằng đẳng thức.
– Vận dụng hằng đẳng thức thông qua nhóm hạng tử và đặt nhân tử chung.
2. TỨ GIÁC
Tứ giác.
* Nhận biết: Mô tả được tứ giác, tứ giác lồi.
* Thông hiểu: Giải thích được định lí về tổng các góc trong một tứ giác lồi bằng 360o.
Tính chất và dấu hiệu nhận biết các tứ giác đặc biệt.
* Nhận biết:
– Nhận biết được dấu hiệu để một hình thang là hình thang cân.
– Nhận biết được dấu hiệu để một tứ giác là hình bình hành.
– Nhận biết được dấu hiệu để một hình bình hành là hình chữ nhật.
– Nhận biết được dấu hiệu để một hình bình hành là hình thoi.
– Nhận biết được dấu hiệu để một hình chữ nhật là hình vuông.
* Thông hiểu:
– Giải thích được tính chất về góc kề một đáy, cạnh bên, đường chéo của hình thang cân.
– Giải thích được tính chất về cạnh đối, góc đối, đường chéo của hình bình hành.
– Giải thích được tính chất về hai đường chéo của hình chữ nhật.
– Giải thích được tính chất về đường chéo của hình thoi.
– Giải thích được tính chất về hai đường chéo của hình vuông.
File WORD (dành cho quý thầy, cô): TẢI XUỐNG