Chia sẻ Thư viện Đề thi & Kiểm tra

Bộ đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2018 – 2019 theo Thông tư 22

Contents

Bộ đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2018 – 2019 theo Thông tư 22 là tài liệu ôn thi học kì 2 hữu ích dành cho quý thầy cô và các em học sinh.

Bộ tài liệu tổng hợp các đề thi học kì 2 môn tiếng Việt lớp 2 có đáp án và bảng ma trận đề thi kèm theo sẽ giúp các em học sinh ôn tập và làm quen với các dạng bài tập môn Tiếng việt lớp 2 để chuẩn bị tốt nhất cho bài thi cuối học kì 2 sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.

Ma trận đề thi môn tiếng Việt lớp 2

Năm học: 2018 – 2019

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Kiến thức Tiếng Việt:

– Nhận biết được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất.

– Nêu được các từ trái nghĩa với các từ cho sẵn

– Biết đặt câu và TLCH theo các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Biết đặt câu hỏi với các cụm từ Ở đâu? Như thế nào? Khi nào? Vì sao?

– Biết cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu hỏi chấm.

Số câu

1

1

1

0

3

Số điểm

0.5

0.5

1

0

2

Đọc hiểu văn bản:

– Biết nêu nhận xét đơn giản một sô hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; liên hệ được với bản thân, thực tiễn bài học.

– Hiểu ý chính của đoạn văn, nội dung bài

– Biết rút ra bài học, thông tin đơn giản từ bài học.

Số câu

2

2

1

1

6

Số điểm

1

1

1

1

4

Tổng

Số câu

3

3

1

1

1

8

1

Số điểm

1.5

1.5

1

1

1

5

1

Đề thi môn tiếng Việt lớp 2

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

Gv cho học sinh bốc thăm các bài tập đọc:

Bài 1. Kho báu Trang 83

Bài 2. Những quả đào Trang 91

Bài 3. Ai ngoan sẽ được thưởng Trang 100

Bài 4: Cháu nhớ Bác Hồ (Trang 105/SGK);

Bài 5. Chiếc rễ đa tròn Trang 107

Bài 6: Bóp nát quả cam (Trang 124/SGK);

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cây đa quê hương

Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN

1/ Bài văn tả cái gì?( M1- 0.5)

Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng:

a. Tuổi thơ của tác giả

b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.

c. Tả cây đa.

2/ Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? (M1- 0.5)

Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng:

a. Lúa vàng gợn sóng.

b. Đàn trâu ra về.

c. Cả hai ý trên.

3/ Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa: (M1- 0.5)

Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng :

a. Lững thững – nặng nề

b. Yên lặng – ồn ào

c. Cổ kính – chót vót

4/ Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào? ( M2- 0.5)

…………………………………………….

……………………………………………..

……………………………………………

5/ Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau: (M2 – 0.5)

Ngọn chót vót giữa trời xanh.

6/ Tìm một câu trong bài văn thuộc kiểu câu Ai làm gì?(M2 – 0.5)

…………………………………………

7/ Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trồng (M3 – 1)

Một hôm Châu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ

8/ Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? (M4 – 1)

…………………………………………….

……………………………………………..

……………………………………………

9/ Tìm một từ ngữ ca ngợi Bác Hồ và đặt câu với từ em vừa tìm được. (M3 – 1)

– Từ ngữ đó là:………………………..

– Đặt câu: ……………………………………….

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1/ Chính tả nghe – viết (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết (15 phút)

Giúp bà

Hôm nay bà đau lưng, không dậy được như mọi ngày. Em trở dậy mới hiểu mọi việc còn nguyên. Em làm dần từng việc: quét nhà, cho gà, lợn ăn. Mặt trời vừa lên cao, nắng bắt đầu chói chang, em phơi quần áo, rải rơm ra sân phơi. Xong việc ngoài sân, em vào nhóm bếp, nấu cháo cho bà. Mùi rơm cháy thơm thơm. Em thấy trong lòng rộn ràng một niềm vui.

2/ Tập làm văn (6 điểm) (25 phút)

Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nói về một người thân của em (bố, mẹ, chú hoặc dì,….) dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:

Câu hỏi gợi ý:

a) Bố (mẹ, chú, dì …..) của em tên là gì? làm nghề gì?

b) Hàng ngày, bố (mẹ, chú, dì…..) làm những việc gì?

c) Những việc ấy có ích như thế nào?

d) Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì…..) như thế nào?

Đáp án và cách cho điểm đề thi môn tiếng Việt

PHẦN 1: KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I/ Đọc thành tiếng: 4 điểm: (đọc 3 điểm, trả lời câu hỏi 1 điểm).

Cách đánh giá, cho điểm đọc:

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (1 điểm)

– Đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng) (1 điểm)

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (1 điểm)

-Trả lời đúng câu hỏi vè nội dung đoạn đọc. (1 điểm)

II/ Đáp án phần đọc thầm6 điểm:

Câu 1: (M1:0,5 điểm) ý A

Câu 2: (M1:0,5 điểm) ý C

Câu 3:(M2:0,5 điểm) ý B

Câu 4: (M2:0,5 điểm) Viết câu trả lời đúng:

Cây đa nghìn năm to, cổ kính.

Câu 5: (M2:0,5 điểm)

HS gạch chân dưới từ chót vót

Câu 6: (M2:0,5 điểm)

Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể.

Câu 7: (M3:1 điểm) HS điền đúng mỗi dấu 0,5 điểm

Một hôm Châu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ

Câu 8: (M4:1 điểm) Tác giả rất yêu quê hương, tự hào về cảnh đẹp ở quê hương.

Câu 9: (M3:1 điểm)

Từ ngữ: VD: quan tâm

Câu: Bác Hồ luôn quan tâm đến các cháu thiếu nhi.

III. Đáp án phần chính tả

1. Hướng dẫn chấm chính tả.

– Tốc độ đạt yêu cầu. 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ. 1 điểm

– Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi) 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. 1 điểm

2. Hướng dẫn chấm Tập làm văn.

Thể loại: HS viết và trình bày đúng hình thức văn ngắn

. Nội dung: Học sinh viết và trình bày bài văn nói về một người thân

a) Bố (mẹ, chú, dì …..) của em tên là gì? làm nghề gì?

b) Hàng ngày, bố (mẹ, chú, dì…..) làm những việc gì?

c) Những việc ấy có ích như thế nào?

d) Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì…..) như thế nào?

3- Hình thức:

– Học sinh viết được từ 5 đến 7câu theo yêu cầu của đề bài.

– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.

– Chữ viết rõ, dễ đọc, đúng chính tả.

– Bài làm sạch sẽ, không bôi xoá tuỳ tiện.

b- Đánh giá cho điểm:

Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, chữ viết. GV có thể cho điểm các mức theo gợi ý sau:

– Điểm 3: Thực hiện tốt các yêu cầu (thể loại, nội dung, hình thức) bài làm biết chọn được các nét riêng, nổi bật việc làm được kể. Diễn đạt trôi chảy, lời văn mạch lạc. Các lỗi sai không đáng kể (ngữ pháp, từ ngữ, chính tả).

– Điểm 2,5: Thực hiện đúng các yêu cầu, diễn đạt dễ hiểu. Các lỗi chung không quá 3-4 lỗi.

– Điểm 2: Các yêu cầu được thực hiện ở mức trung bình, nội dung còn đơn điệu, chỉ nêu các nét chung về việc được kể .

– Điểm 1,5: Các yêu cầu chưa được thực hiện đầy đủ. Bố cục thiếu hoặc không cân đối. Diễn đạt rời rạc, liệt kê .

– Điểm 1: Bài văn lạc đề, xác định sai thể loại và không đúng trọng tâm của đề, bài viết dở dang.

………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

5/5 - (475 votes)
Leave a comment