Tổng hợp bộ đề thi học kì 2 lớp 2 được tải nhiều trong năm 2015 – 2016 với mong muốn sẽ giúp các bạn có những gợi ý tìm được những tài liệu giảng dạy, đề thi hay và chất lượng giúp các em học sinh ôn tập kiến thức lớp 2, chuẩn bị cho kiểm tra học kì 2 được tốt nhất.
Tiểu học Tam Hưng |
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: TOÁN – LỚP 2. NĂM HỌC 2015 – 2016 Thời gian làm bài: 40 phút |
Bài 1. (1 điểm) Đọc, viết các số thích hợp vào bảng sau:
Đọc | Viết |
Tám trăm linh năm | …………….. |
………………………….. | 615 |
Chín trăm hai mươi chín | ……………….. |
…………………………….. | 456 |
Bài 2. (1,5 điểm) Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
7 x 3 = ….. 6 x 4 = ……
24 : 3 = …… 24 : 4 = …..
7dm x 4 = …….. 12m : 4 = ……..
Bài 3. (2,5 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
a) Chữ số 5 trong số 456 có giá trị là:
A. 5 B. 50 C. 56 D. 500
b) Số liền trước số 810 là:
A. 800 B. 809 C. 811 D. 710
c) Trong các số: 391; 389; 783; 411 số nào là số nhỏ nhất?
A. 391 B. 389 C. 783 D. 411
d) Đồng hồ bên chỉ mấy giờ?
A. 1 giờ 3 phút B. 3 giờ 1 phút C. 1 giờ 15 phút D. 1 giờ 30 phút
đ) Tam giác bên có chu vi là:
A. 15 cm B. 5 cm C. 9 cm D. 1 cm
Bài 4. (2 điểm) Đặt tính rồi tính:
314 + 235 65 + 27 785 – 123 62 – 34
Bài 5. (2 điểm) a) Một đường gấp khúc gồm 4 đoạn bằng nhau mỗi đoạn dài 3cm. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
b) Một người phải đi 17km để đến thị trấn, người đó đã đi được 9km. Hỏi còn phải đi bao nhiêu ki-lô-mét nữa?
Bài 6. (1 điểm) Lan có 23 bông hoa, Lan cho bạn Hồng 5 bông thì số hoa của hai bạn bằng nhau. Hỏi bạn Hồng có bao nhiêu bông?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2
Bài 1. (1 điểm) Điền đúng mỗi chỗ chấm cho 0,25 điểm
Đọc | Viết |
Tám trăm linh năm | 805 |
Sáu trăm mười năm | 615 |
Chín trăm hai mươi chín | 929 |
Bốn trăm năm mươi sáu | 456 |
Bài 2. (1,5 điểm) Điền đúng mỗi kết quả đúng vào chỗ chấm cho 0,25 điểm
Bài 3. (2,5 điểm) Khoanh đúng vào mỗi chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho 0,5 điểm
Bài 4. (2điểm) Đặt tính rồi tính đúng mỗi phép tính cho 0,5 điểm
Bài 5. (2 điểm) Mỗi phần cho 1 điểm chia đều 5 phần (câu trả lời, viết phép tinh, tính đúng kết quả, viết đúng đơn vị, viết đúng đáp số)
Bài 6. (1 điểm) Mỗi bước tính cho 0,5 điểm
Trường Tiểu học Tam Hưng
BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2.
Thời gian làm bài 40 phút.
I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
Đọc thầm: (4 điểm)
Quyển sổ liên lạc
Ai cũng bảo bố Trung lắm hoa tay. Bố làm gì cũng khéo, viết chữ thì đẹp. Chẳng hiểu sao, Trung không có được hoa tay như thế. Tháng nào, trong sổ liên lạc, cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà.
Một hôm, bố lấy trong tủ ra một quyển sổ mỏng đã ngả màu, đưa cho Trung. Trung ngạc nhiên: đó là quyển sổ liên lạc của bố ngày bố còn là một cậu học trò lớp hai. Trang sổ nào cũng ghi lời thầy khen bố Trung chăm ngoan, học giỏi. Nhưng cuối lời phê, thầy thường nhận xét chữ bố Trung nguệch ngoạc, cần luyện viết nhiều hơn. Trung băn khoăn:
– Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê?
Bố bảo:
– Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều, chữ mới được như vậy.
– Thế bố có được thầy khen không?
Giọng bố buồn hẳn:
– Không. Năm bố học lớp ba, thầy đi bộ đội rồi hi sinh.
Khoanh vào trước ý đúng trong các câu dưới đây:
Câu 1: Trong sổ liên lạc cô giáo nhắc Trung điều gì?
a. Phải rèn chữ viết.
b. Phải tập viết thêm ở nhà
c. Phải giữ vở cẩn thận
Câu 2: Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ của bố cho Trung xem để làm gì?
a. Để cho Trung biết bố lúc nhỏ học cũng giỏi.
b. Để cho Trung biết lúc nhỏ bố viết chữ rất đẹp.
c. Để cho Trung biết lúc nhỏ bố cũng viết chữ xấu nhưng nhờ thầy khuyên bố tập viết nhiều nên ngày nay chữ mới đẹp.
Câu 3: Những cặp từ nào sau đây trái nghĩa với nhau:
a. Khéo – đẹp
b. Khen – chê
c. Cha – bố
Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau:
Cô giáo nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà.
Câu 5: Câu: “Bố làm gì cũng khéo.” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai – thế nào?
b. Ai – là gì?
c. Ai – làm gì?
II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả: nghe – viết (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài ”Bóp nát quả cam” (SGK TV2 – tập 2 trang 127)
2/ Tập làm văn: (5 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) kể về một người thân của em (bố, mẹ, chú, cô…) theo gợi ý sau:
a/ Bố, mẹ, chú, cô… của em làm nghề gì?
b/ Hàng ngày (bố, mẹ, chú, cô…) làm những công việc gì?
c/ Những việc ấy có ích như thế nào?