Tài liệu gồm 81 trang, bao gồm tóm tắt lí thuyết và hướng dẫn giải các dạng bài tập chuyên đề cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ trong chương trình môn Toán 7.
A. CỘNG, TRỪ SỐ HỮU TỈ
PHẦN I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI.
Dạng 1. Thực hiện phép tính.
+ Đưa hai số hữu tỉ về hai phân số cùng mẫu rồi thực hiện cộng (trừ) các tử số. Sau đó rút gọn kết quả (nếu có).
+ Vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp, quy tắc dấu ngoặc để tính nhanh.
Dạng 2. Tìm x.
+ Thực hiện phá ngoặc theo thứ tự thực hiện phép tính để đưa đẳng thức về các dạng: a x b x b a.
Dạng 3. Bài toán thực tế.
Để giải một bài toán thực tế liên quan đến cộng, trừ số hữu tỉ, ta thường làm như sau:
+ Bước 1: Phân tích bài toán, từ các dữ kiện đề bài xác định các giá trị của cùng một đại lượng (ví dụ: các giá trị của một đoạn đường, một chiếc bánh, một quyển sách, một đơn vị thời gian …) và thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán.
+ Bước 2: Dựa vào quy tắc cộng, trừ số hữu tỉ, thực hiện các phép toán tương ứng.
+ Bước 3: Kết luận.
PHẦN III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN.
B. NHÂN, CHIA SỐ HỮU TỈ
PHẦN I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI.
Dạng 1. Thực hiện phép tính.
Để nhân chia hai số hữu tỉ ta thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Viết hai số hữu tỉ dưới dạng phân số.
+ Bước 2: Áp dụng quy tắc nhân, chia phân số.
+ Bước 3: Rút gọn kết quả (nếu có thể).
Dạng 2. Tìm x.
+ Thực hiện phá ngoặc theo thứ tự thực hiện phép tính để đưa đẳng thức về các dạng: a x b x b a.
Dạng 3. Bài toán thực tế.
Để giải một bài toán thực tế liên quan đến nhân, chia số hữu tỉ, ta thường làm như sau:
+ Bước 1: Phân tích bài toán, từ các dữ kiện đề bài xác định các giá trị của cùng một đại lượng (ví dụ: các giá trị của một đoạn đường, một chiếc bánh, một quyển sách, một đơn vị thời gian …) và thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán.
+ Bước 2: Dựa vào quy tắc nhân, chia số hữu tỉ, thực hiện các phép toán tương ứng.
+ Bước 3: Kết luận.
PHẦN III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN.