Chia sẻ Thư viện Đề thi & Kiểm tra

Chuyên đề hình thoi

Tài liệu gồm 32 trang, tóm tắt lý thuyết trọng tâm cần đạt, phân dạng và hướng dẫn giải các dạng toán, tuyển chọn các bài tập từ cơ bản đến nâng cao chuyên đề hình thoi, có đáp án và lời giải chi tiết, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập chương trình Hình học 8 chương 1: Tứ giác.

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
II. BÀI TẬP VÀ CÁC DẠNG TOÁN
A. CÁC DẠNG BÀI MINH HỌA CB – NC
Dạng 1. Chứng minh tứ giác là hình thoi.
Phương pháp: Sử dụng các dấu hiệu nhận biết.
+ Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi.
+ Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
+ Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
+ Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi.
Dạng 2. Vận dụng tính chất của hình thoi để chứng minh các tính chất hình học.
Phương pháp: Sử dụng tính chất và định nghĩa của hình thoi để giải toán.
+ Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
+ Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành: Các cạnh đối song song và bằng nhau, các góc đối bằng nhau. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
+ Ngoài ra, trong hình thoi có: Hai đường chéo vuông góc với nhau. Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi.
Dạng 3. Tìm điều kiện để tứ giác là hình thoi.
Phương pháp giải: Vận dụng định nghĩa, các tính chất và dấu hiệu nhận biết của hình thoi.
Dạng 4. Tổng hợp.
B. PHIẾU BÀI NÂNG CAO PHÁT TRIỂN TƯ DUY
Dạng 1: Nhận biết tứ giác là hình thoi.
Dạng 2. Sử dụng tính chất hình thoi để tính toán, chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, các đường thẳng vuông góc.
Dạng 3. Tìm điều kiện để tứ giác là hình thoi.
C. PHIẾU BÀI TỰ LUYỆN CB – NC
Dạng 1: Chứng minh một tứ giác là hình thoi.
Dạng 2: Vận dụng kiến thức hình thoi để chứng minh và giải toán.

5/5 - (278 votes)
Leave a comment