Chia sẻ Thư viện Đề thi & Kiểm tra

Chuyên đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng – Trần Văn Tài

Tài liệu gồm 121 trang tóm tắt lý thuyết và tuyển chọn các bài tập trắc nghiệm phương trình đường thẳng và phương trình đường tròn trong chuyên đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng (Hình học 10 chương 3), tài liệu được biên soạn bởi thầy Trần Văn Tài, các bài tập có đáp án và lời giải chi tiết.

Nội dung tài liệu:
A – PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG
Vấn đề 1. Lập phương trình của đường thẳng
Vấn đề 2. Các bài toán dựng tam giác, sự tương giao, khoảng cách và góc
1. Các bài toán dựng tam giác
Đó là các bài toán xác định toạ độ các đỉnh hoặc phương trình các cạnh của một tam giác khi biết một số yếu tố của tam giác đó. Để giải loại bài toán này ta thường sử dụng đến các cách dựng tam giác. Ta thường gặp một số loại cơ bản sau đây:
+ Loại 1. Dựng ΔABC, khi biết các đường thẳng chứa cạnh BC và hai đường cao BB’, CC’
+ Loại 2. Dựng ΔABC, khi biết đỉnh A và hai đường thẳng chứa hai đường cao BB’, CC’
+ Loại 3. Dựng ΔABC, khi biết đỉnh A, 2 đường thẳng chứa 2 đường trung tuyến BM, CN.
+ Loại 4. Dựng ΔABC, khi biết hai đường thẳng chứa hai cạnh AB, AC và trung điểm M của cạnh BC
2. Vị trí tương đối – khoảng cách – góc
[ads]
Vấn đề 3. Một số bài toán cơ bản trong tam giác
+ Dạng 1. Tìm điểm M’ đối xứng với điểm M qua đường thẳng d . Ax + By + C = 0
+ Dạng 2. Lập phương trình đường thẳng d’ đối xứng với đường thẳng d qua đường thẳng Δ
+ Dạng 3. Lập phương trình đường thẳng d’ đối xứng với đường thẳng d qua điểm I
+ Dạng 4. Lập phương trình các đường phân giác của các góc tạo bởi hai đường thẳng
B – PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG TRÒN
+ Nhóm 1. Xác định tâm và bán kính đường tròn
+ Nhóm 2. Lập phương trình đường tròn
+ Nhóm 3. Tập hợp điểm (quỹ tích tâm đường tròn)
+ Nhóm 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
+ Nhóm 5. Vị trí tương đối của hai đường tròn
+ Nhóm 6. Tiếp tuyến của đường tròn
+ Nhóm 7. Xét vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn để giải hệ phương trình – hệ bất phương trình

5/5 - (121 votes)
Leave a comment