Chia sẻ Thư viện Đề thi & Kiểm tra

Chuyên đề ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số – Nguyễn Trọng

Tài liệu gồm 112 trang, được biên soạn bởi thầy giáo Nguyễn Trọng (giáo viên Toán trường THPT Đắk Glong – Đắk Nông), phân dạng, hướng dẫn giải và tuyển chọn các bài tập trắc nghiệm (có đáp án) chuyên đề ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số, giúp học sinh ôn luyện khi học chương trình Giải tích 12 chương 1 và ôn thi THPT QG môn Toán. Ngoài file PDF, thầy Nguyễn Trọng còn chia sẻ file WORD (.docx) nhằm hỗ trợ quý thầy, cô giáo trong việc biên soạn tài liệu, dạy học.

BÀI 1. SỰ ĐỒNG BIẾN VÀ NGHỊCH BIẾN CỦA HÀM SỐ.
+ Dạng toán 1. Tìm khoảng đồng biến, nghịch biến khi biết bảng biến thiên của hàm số y = f(x).
+ Dạng toán 2. Tìm khoảng đồng biến, nghịch biến khi biết đồ thị của hàm số y = f(x).
+ Dạng toán 3. Tìm khoảng đồng biến, nghịch biến khi cho hàm số y = f(x) tường minh.
+ Dạng toán 4. Tìm khoảng đồng biến, nghịch biến khi biết hàm số y = f’(x).
+ Dạng toán 5. Tìm khoảng đồng biến, nghịch biến đề cho đồ thị hàm số y = f’(x).
+ Dạng toán 6. Tìm tham số m để hàm số đồng biến, nghịch biến trên từng khoảng xác định, trên khoảng (a;b) hay trên R.

BÀI 2. CỰC TRỊ HÀM SỐ.
+ Dạng toán 1. Tìm cực trị khi biết bảng biến thiên, bảng dấu của hàm số y = f(x).
+ Dạng toán 2. Tìm cực trị khi biết đồ thị của hàm số y = f(x).
+ Dạng toán 3. Tìm cực trị đề cho hàm số y = f(x) tường minh.
+ Dạng toán 4. Tìm cực trị khi biết đồ thị hàm số y = f’(x).
+ Dạng toán 5. Tìm tham số m để hàm số đạt cực trị tại điểm cho trước.
+ Dạng toán 6. Tìm tham số m để hàm số bậc ba có cực trị thỏa điều kiện.
+ Dạng toán 7. Tìm tham số m để hàm số trùng phương có cực trị thỏa điều kiện.

BÀI 3. GIÁ TRỊ LỚN NHẤT VÀ GIÁ TRỊ NHỎ NHẤT CỦA HÀM SỐ.
+ Dạng toán 1. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất khi biết cho đồ thị của hàm số y = f (x).
+ Dạng toán 2. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất khi biết bảng biến thiên của hàm số y = f (x).
+ Dạng toán 3. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất khi biết đồ thị của hàm số y = f’ (x).
+ Dạng toán 4. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trên đoạn [a;b].
+ Dạng toán 5. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trên khoảng (a;b).
+ Dạng toán 6. Tìm tham số m để hàm số đạt giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất bằng k.
+ Dạng toán 7. Ứng dụng giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất vào phương trình, bất phương trình chứa tham số.

BÀI 4. ĐƯỜNG TIỆM CẬN CỦA ĐỒ THỊ HÀM SỐ.
+ Dạng toán 1. Tìm tiệm cận bằng định nghĩa, bảng biến thiên hoặc đồ thị.
+ Dạng toán 2. Tìm số tiệm cận của những hàm số tường minh thường gặp.
+ Dạng toán 3. Tìm giá trị của tham số để đồ thị hàm số có số tiệm cận thỏa điều kiện.

BÀI 5. ĐỒ THỊ HÀM SỐ BẬC BA.
+ Dạng toán 1. Nhận dạng hàm số bậc ba khi cho đồ thị hàm số.
+ Dạng toán 2. Biện luận số nghiệm của phương trình bằng đồ thị hàm số.
+ Dạng toán 3. Sự tương giao của hai đồ thị (liên quan đến tọa độ giao điểm).
+ Dạng toán 4. Xác định hệ số a, b, c, d từ đồ thị hàm số bậc ba.

BÀI 6. ĐỒ THỊ HÀM SỐ TRÙNG PHƯƠNG.
+ Dạng toán 1. Nhận dạng hàm số trùng phương khi cho đồ thị hàm số.
+ Dạng toán 2. Biện luận số nghiệm của phương trình bằng đồ thị hàm số.
+ Dạng toán 3. Sự tương giao của hai đồ thị (liên quan đến tọa độ giao điểm).
+ Dạng toán 4. Xác định hệ số a, b, c từ đồ thị hàm trùng phương.

BÀI 7. ĐỒ THỊ HÀM SỐ HỮU TỈ.
+ Dạng toán 1. Nhận dạng hàm số hữu tỉ khi cho đồ thị hàm số.
+ Dạng toán 2. Sự tương giao của hai đồ thị (liên quan đến tọa độ giao điểm).
+ Dạng toán 3. Xác định hệ số a, b, c, d từ đồ thị hàm số hữu tỷ.
+ Dạng toán 4. Tìm điều kiện tham số m thỏa điều kiện cho trước.

BÀI 8. TIẾP TUYẾN CỦA ĐỒ THỊ HÀM SỐ.
+ Dạng toán 1. Tiếp tuyến tại tiếp điểm của đồ thị.
+ Dạng toán 2. Tiếp tuyến của đồ thị biết hệ số góc k.
+ Dạng toán 4. Bài toán tìm tham số, diện tích tam giác.

File WORD (dành cho quý thầy, cô): TẢI XUỐNG

5/5 - (418 votes)
Leave a comment