5’
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tìm đồ vật chỉ thời gian”
*Cách chơi: Cả lớp cùng quan sát tranh 4 trong SGK trong 1 phút, bạn HS nào tìm được nhiều vật chỉ thời gian trong tranh nhất sẽ là người chiến thắng. HS viết đáp án vào tờ giấy nháp.
– GV cho HS nêu các đồ vật chỉ thời gian quan sát được
– Hỏi: Ngoài những vật đó, còn những vật nào khác chỉ thời gian mà em biết.
– GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài.
HS tham gia chơi: Quan sát tranh và ghi tên các đồ vật chỉ thời gian trong tranh: đồng hồ điện tử, lịch, đồng hồ cát,…
2- 3 HS nêu
Nhiều HS kể
HS lắng nghe
15’
2. Khám phá
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi
*Mục tiêu: HS nêu được biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
GV chia lớp thành nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau:
*Nhiệm vụ 1: HS quan sát tranh, kể lại câu chuyện theo tranh “Chuyện bạn Bi” và trả lời câu hỏi:
+ Khi mọi người làm việc, bạn Bi có thói quen gì?
+ Thói quen đó đã dẫn đến điều gì?
+ Em rút ra được điều gì từ câu chuyện trên?
*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:
+ Kể chuyện, to, rõ ràng và cuốn hút, thể hiện đúng nhân vật
+ Trả lời: Trả lời rõ ràng, hợp lí
+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc
– GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
– GV mời một nhóm HS kể lại câu chuyện
– GV kể lại câu chuyện cuốn hút, truyền cảm
– GV lần lượt nêu lại các câu hỏi và mời HS trả lời. (GV có thể đặt thêm câu hỏi khai thác các câu trả lời của HS như:
+ Mẹ sẽ cảm thấy thế nào khi đến giờ dậy để chuẩn bị ra ga tàu về thăm bà mà Bi vẫn nằm trên giường và xin thêm thời gian để ngủ?
+ Theo em, bố Bi đứng đợi bạn Bi đi giày cảm thấy như thế nào?
+ Tại ga tàu, chuyện gì đã xảy ra? Bạn Bi cảm thấy thế nào?
+ Nếu em là người chứng kiến sự việc đó, em sẽ nói gì hoặc làm gì? Vì sao?).
– GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
– HS làm việc nhóm 4, kể lại câu chuyện: Chuyện bạn Bi:
Vào buổi sáng, mẹ vào phòng gọi Bi:
– Dậy đi Bi.
– Cho con nằm thêm một phút nữa thôi. Bi nằm trên giường uể oải nói.
Lát sau, Bi dậy vệ sinh cá nhân, thay quần áo rồi ngồi vào bàn ăn sáng. Cả nhà đã xong xuôi, nhưng Bi vẫn chưa ăn xong. Mẹ nhắc nhở:
– Muộn giờ rồi con.
– Bi nhăn nhó đáp: Đợi con thêm chút ạ.
Bố lại nhắc nhở Bi thêm: Nhanh lên con! Sắp đến giờ tàu chaỵ rồi.
Bi vừa đi giày vừa nói: Bố đợi con chút nữa thôi.
Hai bố con đến ga tàu, nhưng bác bảo vệ nói: Tàu vừa chạy rồi anh ạ.
– Bố buồn rầu nói: Vậy là lỡ chuyến tàu về quê thăm bà rồi.
– Bi ân hận đáp: Con xin lỗi ạ.
– HS lắng nghe
– Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi theo ý kiến cá nhân:
Ví dụ:
+ Khi làm mọi việc, Bi có thói quen nói bố mẹ đợi mình một lát.
+ Thói quen đó đã làm cho hai bố con bị lỡ chuyến tàu về quê thăm bà.
+ Qua câu chuyện trên, em thấy trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần biết quý trọng thời gian, lãng phí từng phút có thể làm cho chúng ta không hoàn thành được nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra.
+ …..
– HS nhận xét, lắng nghe
– HS lắng nghe
– GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4 sgk trang 6 để biết một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian và trả lời câu hỏi:
+ Bạn trong tranh đang làm gì?
+ Việc làm đó thể hiện điều gì?
+ Việc làm đó mang lại tác dụng gì?
+ Em còn biết những biểu hiện của quý trọng thời gian nào khác?
– GV hướng dẫn: Đối với các em, một số biểu hiện chính của việc quý trọng thời gian: dành thời gian cho học tập, thực hiện công việc theo thời gian biểu, kết hợp các công việc một cách hợp lí,…
– GV tổ chức trò chơi cho HS trong lớp: Em hãy lập thời gian biểu cho ngày nghỉ của mình.
– GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.
– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
– GV đọc cho cả lớp nghe bài thơ Đồng hồ quả lắc của Đinh Xuân Tửu
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
– HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.
– 1 – 2 HS nêu ý kiến/ câu hỏi:
+ Các bạn làm việc theo dự kiến, không để lại làm sau.
+ Việc làm đó thể hiện các bạn biết sử dụng thời gian hợp lí, giờ nào việc nấy.
+ Việc đó cho thấy các bạn hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.
+ Những biểu hiện của quý trọng thời gian là học bài đúng giờ buổi tối, đi ngủ đúng giờ,….
– HS lắng nghe
– HS làm cá nhân
– 2- 3 HS chia sẻ thời gian biểu ngày nghỉ của mình: Ví dụ: Dành những khoảng thời gian nhất định để giúp bố mẹ làm việc nhà, học những môn năng khiếu, đi thăm ông bà, người thân,…
+ Chuẩn bị sách vở cho ngày mai đi học trước khi đi ngủ,…
– HS lắng nghe
– HS lắng nghe