Chia sẻ Thư viện Đề thi & Kiểm tra

Lý thuyết và bài tập mặt nón – mặt trụ – mặt cầu – Phùng Hoàng Em

Chuyên đề gồm 15 trang được biên soạn bởi thầy giáo Phùng Hoàng Em tóm tắt lý thuyết cần nắm và tuyển chọn các bài tập trắc nghiệm chủ đề mặt nón – mặt trụ – mặt cầu giúp học sinh khối 12 học tốt chương trình Hình học 12 chương 2.

Khái quát nội dung tài liệu lý thuyết và bài tập mặt nón – mặt trụ – mặt cầu – Phùng Hoàng Em:
Bài 1. MẶT NÓN – KHỐI NÓN
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Mặt nón – hình nón – khối nón: Khi quay SM quanh trục cố định SO, ta được mặt nón. Khi quay đường gấp khúc SMO quanh trục cố định SO, ta được hình nón. Hình nón và phần không gian bên trong nó tạo thành khối nón.
2. Các công thức tính: Các đại lượng cần nhớ: đường sinh, đường cao, bán kính đáy; Diện tích xung quanh; Diện tích đáy; Diện tích toàn phần; Thể tích.
3. Khối nón cụt: Đường cao; Bán kính đáy lớn; Bán kính đáy nhỏ; Thể tích.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN: Gồm 12 ví dụ.
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỰ LUYỆN: Gồm 25 câu hỏi và bài toán trắc nghiệm có đáp án.
[ads]
Bài 2. MẶT TRỤ – KHỐI TRỤ
A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
1. Xoay hình chữ nhật ABCD quanh trục AB: Đoạn CD tạo thành mặt trụ. Đường gấp khúc ADCB tạo thành hình trụ. Hình trụ và phần không gian bên trong nó tạo thành khối trụ.
2. Các đại lượng cần nhớ: Bán kính đáy; Đường sinh; Đường cao.
3. Công thức tính: Diện tích xung quanh; Diện tích đáy; Diện tích toàn phần; Thể tích.
B. CÁC DẠNG TOÁN THƯỜNG GẶP
Dạng 1. Xác định các yếu tố cơ bản của hình trụ.
Dạng 2. Thiết diện của hình trụ cắt bởi mặt phẳng.
Dạng 3. Xoay hình phẳng tạo thành khối trụ.
Dạng 4. Khối trụ ngoại tiếp và nội tiếp.
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỰ LUYỆN: Gồm 30 câu hỏi và bài toán trắc nghiệm có đáp án.

Xem thêm: Lý thuyết và bài tập khối đa diện và thể tích khối đa diện – Phùng Hoàng Em

5/5 - (241 votes)
Leave a comment