Trong đề thi THPT Quốc Gia môn Toán thì các bài toán về cực trị nói chung luôn là các bài toán ở mức độ vận dụng – vận dụng cao, phần lớn các bạn học sinh sẽ cảm thấy khó vì không nắm được những phương pháp, những kiến thức cơ bản về bất đẳng thức hay các đánh giá thuần túy. Chính vì lí do đó mà tác giả đã nảy ra ý tưởng viết một số bài viết có thể giúp được các bạn hiểu được và giải quyết các dạng toán bất đẳng thức và cực trị trong các đề thi thử và đề thi THPT Quốc Gia môn Toán. Ở tài liệu này tác giả giới thiệu cho các bạn dạng toán về cực trị của hàm số mũ – logarit với mong muốn những ai đọc đều có thể hiểu và áp dụng cho những bài toán khác phức tạp hơn hoặc có thể phát triển thêm nhiều vấn đề khác.
Khái quát nội dung tài liệu nhìn lại các bài toán vận dụng cao mũ – logarit:
CHƯƠNG 1. CÁC BÀI TOÁN CỰC TRỊ MŨ – LOGARIT
I. MỞ ĐẦU
II. CÁC KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Để có thể làm tốt các bài toán ở chuyên đề này chúng ta cần phải nắm chắc được các kiến thức lý thuyết cơ bản về bất đẳng thức, điều kiện có nghiệm và biến đổi logarit sau: Bất đẳng thức AM – GM, Bất đẳng thức Cauchy – Schwarz, Bất đẳng thức Minkowski, Bất đẳng thức Holder, Bất đẳng thức trị tuyệt đối, Điều kiện có nghiệm của phương trình bậc 2, Tính chất hàm đơn điệu.
[ads]
III. CÁC DẠNG TOÁN CỰC TRỊ MŨ – LOGARIT
1. KỸ THUẬT RÚT THẾ – ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐƯA VỀ HÀM 1 BIẾN SỐ.
Đây là một kỹ thuật cơ bản nhất mà khi gặp các bài toán về cực trị mà ta sẽ luôn nghĩ tới, hầu hết chúng sẽ được giải quyết bằng cách thế một biểu thức từ giả thiết xuống yêu cầu từ đó sử dụng các công cụ như đạo hàm, bất đẳng thức để giải quyết.
2. HÀM ĐẶC TRƯNG.
Dạng toán này đề bài sẽ cho phương trình hàm đặc trưng từ đó ta sẽ đi tìm mối liên hệ giữa các biến và rút thế vào giả thiết thứ 2 để giải quyết yêu cầu bài toán. Nhìn chung dạng toán này ta chỉ cần nắm chắc được kỹ năng biến đổi làm xuất hiện được hàm đặc trưng kết hợp với kiến thức về đạo hàm là sẽ giải quyết được trọn vẹn.
3. CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN TỚI ĐỊNH LÝ VIET.
Phương pháp chung của các bài toán ở dạng này hầu hết sẽ là đưa giả thiết phương trình logarit về dạng một tam thức, sau đó sử dụng định lý viet và các phép biến đổi logarit để giải quyết bài toán.
4. CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN TỚI BIỂU THỨC LOG_B A.
Vấn đề được đề cập tới ở đây thực chất chỉ là những bài toán biến đổi giả thiết theo ẩn log_b a và đưa về khảo sát hàm số 1 biến đơn giản.
5. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ BẤT ĐẲNG THỨC.
Đây chính là nội dung chính của chuyên đề mà tác giả muốn nhắc tới, một dạng toán lấy ý tưởng từ đề thi THPT Quốc Gia 2018 môn Toán.
CHƯƠNG 2. CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN THAM SỐ
Các bài toán chứa tham số luôn là một câu hỏi rất quan trọng trong đề thi THPT Quốc gia môn Toán, nó trải dài ở các chương như hàm số và mũ – logarit, thực chất các bài toán này bản chất đều giống nhau, chỉ khác nhau ở các phép biến đổi, và tính chất của từng phép biến đổi. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu các bài toán chứa tham số liên quan tới mũ – logarit.
I. MỞ ĐẦU
Ứng dụng tam thức bậc hai.
Ứng dụng của đạo hàm.
Bài toán 1. Tìm m để phương trình f(x;m) = 0 có nghiệm trên D.
Bài toán 2. Tìm m để bất phương trình f(x;m) ≥ 0 hoặc f(x;m) ≤ 0 có nghiệm trên D.
Bài toán 3. Tìm tham số m để bất phương trình f(x) ≥ A(m) hoặc f(x) ≤ A(m) nghiệm đúng với mọi x thuộc D.
II. CÁC BÀI TOÁN