Contents
Soạn bài Chuyện quả bầu sách Chân trời sáng tạo, giúp các em học sinh lớp 2 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi phần khởi động, khám phá và luyện tập, vận dụng trang 98, 99, 100 SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Chân trời sáng tạo.
Qua đó, cũng giúp các em hiểu rõ hơn ý nghĩa, cũng như chuẩn bị thật tốt Bài 1 chủ đề Việt Nam mến yêu. Còn giúp thầy cô tham khảo để nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình theo sách mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Dethimau.edu.vn nhé:
Soạn bài Chuyện quả bầu Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động – Bài 1: Chuyện quả bầu
Kể tên một vài dân tộc ít người mà em biết theo gợi ý.
Gợi ý trả lời:
Một vài dân tộc ít người em biết như: dân tộc Mèo, Thái, H’mông, Dao, Tày, Ê-đê, …
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 1: Chuyện quả bầu
Câu 1
Đọc: Chuyện quả bầu
1. Hai vợ chồng làm gì khi bắt được con dúi?
2. Nhờ đâu hai vợ chồng thoát nạn?
3. Chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?
4. Câu chuyện giải thích điều gì?
- Nạn lụt ở nước ta.
- Sự ra đời của các dân tộc.
- Sự tích quả bầu.
Gợi ý trả lời:
1. Hai vợ chồng khi bắt được con dúi đã tha cho nó.
2. Nhờ dúi báo tin mà hai vợ chồng thoát nạn.
3. Chuyện lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt là người vợ sinh ra một quả bầu.
4. Câu chuyện giải thích:
- Sự ra đời của các dân tộc.
Việt Nam trong mắt em
Kể tiếp Chuyện quả bầu bằng cách hoàn thành các câu sau:
- Sau khi ra khỏi quả bầu, những con người bé nhỏ bỗng….
- Họ cùng đi đến….
- Họ làm nhà….
Gợi ý trả lời:
- Sau khi ra khỏi quả bầu, những con người bé nhỏ bỗng cao lớn hơn.
- Họ cùng đi đến khắp mọi miền đất nước.
- Họ làm nhà, trồng trọt, chăn nuôi, xây trường học, phát triển quê hương,…
Câu 2
Viết: Ân sâu nghĩa nặng.
Gợi ý trả lời:
* Cấu tạo: gồm nét cong kín (cuối nét lượn vào trong), nét móc ngược phải và 2 nét xiên nhỏ.
* Cách viết:
- Đặt bút trên ĐK dọc 2, giữa ĐK ngang 3 và 4, viết nét cong kín như chữ O hoa.
- Lia bút lên theo ĐK dọc, giữa ĐK ngang 3 và 4, viết nét móc ngược phải, dùng bút giữa ĐK ngang 1 và 2, bên trái ĐK dọc 4.
- Thêm 2 nét xiên nhỏ (dấu mũ) trên đầu chữ A
Câu 3
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Tìm từ ngữ chỉ tên gọi và đặc điểm của các loài chim có trong đoạn văn sau:
Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trần ngâm.
Nguyễn Kiên
b. Chọn tên gọi phù hợp với hình vẽ của từng loài chim dưới đây:
Gợi ý trả lời:
a. Từ ngữ chỉ tên gọi và đặc điểm của các loài chim có trong đoạn văn là: chích chòe, nhanh nhảu, khướu, lắm điều, chào mào, đỏm dáng, cu gáy, trầm ngâm.
b. Tên gọi phù hợp với hình vẽ của từng loài chim lần lượt là: chim cuốc, chim bói cá, chim vàng anh, chim đầu rìu, chim cu cườm.
Câu 4
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm:
- Thức ăn của bói cá là những chú cá nhỏ.
- Sáng sớm, chim sơn ca cất cao giọng hót.
- Bộ lông của loài vẹt rất sặc sỡ.
b. Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ⬜:
Chim vàng anh còn có tên là hoàng anh⬜ Giọng hót của vàng anh rất đặc biệt⬜ Giọng hót ấy lúc trong trẻo⬜ lúc trầm thấp⬜ lúc vút cao⬜
Theo Hồng Minh
Gợi ý trả lời:
a. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm như sau:
- Thức ăn của bói cá là gì?
- Sáng sớm, chim sơn ca làm gì?
- Bộ lông của loài vẹt như thế nào?
b. Chim vàng anh còn có tên là hoàng anh. Giọng hót của vàng anh rất đặc biệt. Giọng hót ấy lúc trong trẻo, lúc trầm thấp,lúc vút cao.
Soạn bài phần Vận dụng – Bài 1: Chuyện quả bầu
Chơi trò chơi Nhà văn nhí:
- Đặt một tên khác cho câu chuyện Chuyện quả bầu.
- Nói với bạn về tên em đã đặt.
Gợi ý trả lời:
Em đặt tên khác cho truyện là: Sự tích các dân tộc.