Chia sẻ Thư viện Đề thi & Kiểm tra

Soạn bài Đất nước chúng mình (trang 110)

Contents

Soạn bài Đất nước chúng mình sách Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em học sinh lớp 2 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi phần đọc, viết, nói và nghe, vận dụng trang 110, 111, 112 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống.

Qua đó, sẽ giúp các em chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp, hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của bài 25 chủ đề Việt Nam quê hương em. Đây cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô tham khảo, để soạn giáo án cho học sinh của mình. Mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Dethimau.edu.vn:

Soạn bài Đất nước chúng mình Kết nối tri thức với cuộc sống

Soạn bài phần Đọc – Bài 25: Đất nước chúng mình

Khởi động

Đoán xem các bạn nhỏ trong tranh nói gì?

Đất nước chúng mình

Gợi ý trả lời:

Các bạn nhỏ trong tranh đang chỉ trên quả địa cầu vị trí đất nước Việt Nam.

Trả lời câu hỏi

1. Sắp xếp các thẻ dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài học:

Đất nước chúng mình

2. Lá cờ Tổ quốc được tả như thế nào?

3. Bài đọc nói đến những vị anh hùng nào của dân tộc ta?

4. Kể tên các mùa trong năm của ba miền đất nước?

Gợi ý trả lời:

1. Sắp xếp các thẻ theo trình tự các đoạn trong bài học: 2-3-1-4

2. Lá cờ Tổ quốc được tả: có hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

3. Bài đọc nói đến những vị anh hùng của dân tộc ta như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh.

4. Kể tên các mùa trong năm của ba miền đất nước:

  • Miền Bắc và miền Trung có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông
  • Miền Nam có 2 mùa: mưa, khô

Luyện tập theo văn bản đọc

1. Tìm các tên riêng có trong bài đọc.

2. Dùng từ là kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu.

Nối cột

Gợi ý trả lời:

1. Các tên riêng có trong bài đọc: Việt Nam, Hà Nội, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh.

2. Dùng từ là kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu

  • Việt Nam là đất nước tươi đẹp của chúng mình
  • Thủ đô nước mình là Hà Nội
  • Trang phục truyền thống của người Việt là áo dài

Soạn bài phần Viết – Bài 25: Đất nước chúng mình

1. Viết chữ hoa:

Viết chữ hoa

Trả lời:

– Quan sát chữ viết hoa V (kiểu 2) :

  • Độ cao: cỡ vừa 5 li, cỡ nhỏ 2,5 li.
  • Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản (nét móc hai đầu, nét cong phải, nét cong dưới nhỏ)

– Cách viết chữ hoa V (kiểu 2): Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét móc hai đầu (đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài), lượn bút lên viết tiếp nét cong phải (hơi duỗi), tới đường kẻ 6 thì lượn vòng trở lại viết nét cong dưới (nhỏ), cắt ngang nét cong phải, tạo một vòng xoắn nhỏ (cuối nét), dừng bút gần đường kẻ 6.

2. Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh.

Trả lời:

Học sinh viết lưu ý chữ viết hoa, độ cao và khoảng cách của các con chữ.

Soạn bài phần Nói và nghe – Bài 25: Đất nước chúng mình

1. Nghe kể chuyện

Thánh Gióng

(Theo Lê Trí Viễn)

Thánh Gióng

2. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh

Gợi ý trả lời:

2. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh:

Tranh 1: Vào thời Hùng Vương có một người đàn bà đã nhiều tuổi nhưng sống một mình. Một hôm sáng dậy bà đi thăm nương, bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát cả mấy luống cà. Bà kêu lên: – “Ôi! Bàn chân ai mà to thế này!”. Bỗng bà cảm thấy rùng mình khi đưa bàn chân ướm thử vào dấu chân lạ. Và từ đó bà có mang. Đủ ngày tháng, bà sinh được một đứa con trai bụ bẫm đặt tên là Gióng. Nhưng thằng bé đã lên ba tuổi rồi mà vẫn nằm ngửa đòi ăn, không biết ngồi biết lẫy, cũng không biết nói hay biết cười.

Tranh 2: Ngày ấy có giặc Ân kéo vào cướp nước ta. Giặc Ân rất hung tàn, cầm đầu là một viên tướng tên gọi Ân vương. Chúng đi đến đâu là đốt phá nhà cửa, giết người cướp của đến đấy. Quân đội Hùng Vương nhiều phen xuất trận, nhưng đánh không nổi lại chúng. Vua Hùng lấy làm lo lắng vội phái sứ giả đi khắp nơi trong nước tìm tướng tài để giúp vua cứu nước.

Một hôm sứ giả đi đến làng chú bé Gióng. Nghe tiếng loa rao nói đến việc nhà vua cầu người tài, bà mẹ Gióng đang ru con, liền bảo đùa con rằng:

– Con ơi! Con của mẹ chậm đi chậm nói thì biết bao giờ mới đi đánh giặc giúp vua được đây!

Không ngờ Gióng nhìn mẹ mở miệng bật lên thành tiếng:

– Mẹ cho gọi sứ giả vào đây cho con!

Nói xong lại im bặt. Bà mẹ vừa mừng vừa sợ, vội đi kể chuyện với xóm giềng. Mọi người tới nhà ai nấy cho là một sự lạ. Sau cùng một người nói:

– Ta cứ đi mời sứ giả đến xem thử nó muốn cái gì.

Khi sứ giả của nhà vua bước vào nhìn thấy chú bé Gióng liền hỏi rằng:

– Mày là đứa trẻ lên ba mới học nói, mày định mời ta đến đây để làm gì?

Gióng trả lời rất chững chạc:

– Về bảo với nhà vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!

Tranh 3: Ai nấy chưa hết kinh ngạc thì vừa lúc quân sĩ đã hì hục khiêng được ngựa, gươm, áo giáp và nón sắt tới. Gióng bước ra khỏi nhà vươn vai một cái, người bỗng cao to sừng sững, chân dài hơn trượng, hét lên một tiếng như tiếng sấm:

– Ta là tướng nhà Trời!

Tranh 4: Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn cho nước nhà. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Soạn bài phần Vận dụng – Bài 25: Đất nước chúng mình

Nói với người thân điều em thấy thú vị nhất trong câu chuyện Thánh Gióng.

Trả lời:

Điều em thấy thú vị nhất trong câu chuyện Thánh Gióng là cậu bé Gióng 3 tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười,… nhưng khi nghe tiếng thấy rao của sứ giả tìm người cứu nước cậu lại cất lời nói đầu tiên.

5/5 - (292 votes)
Leave a comment