Chia sẻ Thư viện Đề thi & Kiểm tra

Soạn bài Út Tin trang 21

Contents

Soạn bài Út Tin giúp các em học sinh lớp 2 nhanh chóng trả lời các câu hỏi khởi động, khám phá và luyện tập, vận dụng của Bài 4 chủ đề Em đã lớn hơn SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 21, 22, 23, 24, 25.

Qua đó, cũng giúp các em ôn bảng chữ cái, phân biệt g/gh, mở rộng vốn từ Trẻ em, viết thời khóa biểu. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em tải miễn phí:

Soạn bài Út Tin Chân trời sáng tạo

Soạn bài phần Khởi động – Bài 4: Út Tin

Nói về những điểm đáng yêu ở một người bạn theo gợi ý:

Út tin

Gợi ý trả lời:

  • Hoa cười rất xinh.
  • Minh luôn hòa đồng và vui tính.
  • Linh có má lúm đồng tiền.

Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 4: Út Tin

Câu 1

1. Sau khi cắt tóc, gương mặt Út Tin thế nào?

2. Đôi mắt của Út Tin có gì đẹp?

3. Vì sao tác giả nghĩ Út Tin không thích bị bẹo má?

4. Nói về một vài thay đổi của em khi lên lớp Hai.

Gợi ý trả lời:

1. Sau khi cắt tóc, gương mặt Út Tin: trông lém lỉnh hẳn.

2. Đôi mắt của Út Tin: hệt như vì sao đang cười.

3. Tác giả nghĩ Út Tin không thích bị bẹo má vì mai Út Tin là học sinh lớp Hai rồi.

4. Nói về một vài thay đổi của em khi lên lớp Hai: Em cao hơn, biết tự giác giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

Câu 2

a. Nhìn – viết: Ngày hôm qua đâu rồi? (2 khổ thơ cuối)

b. Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ✫. Học thuộc tên các chữ cái trong bảng.

Câu 2

c. Chọn chữ g hoặc chữ gh thích hợp với mỗi ✫.

Câu 2

Gợi ý trả lời:

a.

– Ngày hôm qua ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
Cánh đồng chờ gặt hái
Chín vàng màu ước mong.

– Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn.

b.

Câu 2

c.

Câu 2

Câu 3

Tìm các từ ngữ:

a. có tiếng sách

M: sách vở

b. có tiếng học

M: học bài

Gợi ý trả lời:

a. Có tiếng “sách”: Sách vở, quyển sách, cặp sách, sách giáo khoa,…

b. Có tiếng “học”: Học bài, đi học, học hành, chăm học, học hỏi,…

Câu 4

Đặt 1 – 2 câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3.

Gợi ý trả lời:

  • Em soạn sách vở trước khi đến lớp.
  • Em chăm chỉ học hành.

Câu 5

a. Nghe kể chuyện

b. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh và câu gợi ý dưới tranh.

Thử tài

Truyện cổ dân tộc Dao

Thử tài

c. Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Gợi ý trả lời:

b. Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh

– Tranh 1: Ngày xưa có một cậu bé rất thông minh. Nhà vua muốn thử tài, bèn cho gọi cậu đến, bảo: “Ngươi hãy về lấy tro bếp bện cho ta một sợi dây thừng. Nếu làm được, ta sẽ thưởng”.

– Tranh 2: Cậu bé về nhờ mẹ chặt cây tre, chẻ nhỏ rồi bện thành một sợi dây thừng. Bện xong, cậu cuộn tròn sợi dây, đặt lên chiếc mâm đồng, phơi cho khô rồi đốt thành tro. Khi lửa tắt, đám tro hiện rõ hình cuộn dây. Cậu đem dâng vua. Vua mừng lắm nhưng vẫn muốn thử tài lần nữa.

– Tranh 3: Lần này, vui sai quân đem chiếc sừng trâu cong như vòng thúng đưa cho cậu bé, bảo cậu hãy nắn thẳng chiếc sừng này.

Cậu bé về nhà, bỏ sừng trâu vào cái chảo to, đổ đầy nước rồi ninh kĩ. Sừng trâu mềm ra và dễ uốn. Cậu lấy đoạn tre vót nhọn thọc vào sừng trâu rồi đem phơi khô. Khi rút đoạn tre, chiếc sừng trâu đã được uốn thẳng.

– Tranh 4: Thấy cậu bé thực sự thông minh, nhà vua bèn thưởng rất hậu và đưa cậu vào trường học để nuôi dạy thành tài.

c. Kể lại toàn bộ câu chuyện Thử tài

Thử tài

Truyện cổ dân tộc Dao

1. Ngày xưa có một cậu bé rất thông minh. Nhà vua muốn thử tài bèn cho gọi cậu đến, bảo:

– Ngươi hãy lấy tro bếp bện cho ta một sợi dây thừng. Nếu làm được, ta sẽ thưởng.

2. Cậu bé về nhờ mẹ chặt cây tre trong vườn, chẻ nhỏ rồi bện thành một sợi dây thừng. Bện xong, cậu cuộn tròn sợi dây đặt lên chiếc mâm đồng, đem phơi khô rồi đốt thành tro. Khi lửa tắt, đám tro hiện rõ hình cuộn dây. Cậu đem dâng vua.

3. Vua mừng lắm, nhưng vẫn muốn thử tài lần nữa. Lần này, vua đưa cậu chiếc sừng trâu cong như vòng thúng. Bảo:

– Ngươi hãy nắn thẳng chiếc sừng này cho ta. Nếu được, ta thưởng cho.

4. Cậu bé về nhà, bỏ chiếc sừng trâu vào chảo lớn, đổ đầy nước rồi ninh kĩ. Sừng trâu mềm ra và rất dễ uốn. Cậu lấy đoạn tre vót nhọn rồi thọc vào sừng trâu, đem phơi khô. Khi rút đoạn tre ra, chiếc sừng trâu đã được nắn thẳng.

Thấy cậu bé thực sự thông minh, nhà vua ban thưởng hậu hĩnh, và đưa cậu vào trường học để dạy dỗ thành tài.

Câu 6

Viết thời gian biểu:

a. Đọc lại thời gian biểu của cầu thủ nhí Lê Đình Anh và trả lời câu hỏi:

  • Bạn Đình Anh lập thời gian biểu cho những buổi nào trong ngày?
  • Mỗi cột trong thời gian biểu của bạn Đình Anh viết những gì?

b. Viết thời gian biểu một buổi trong ngày của em.

Viết thời gian biểu một buổi trong ngày của em

Gợi ý trả lời:

a. Trả lời câu hỏi như sau:

  • Bạn Đình Anh lập thời gian biểu cho: buổi sáng, trưa, chiều, tối.
  • Mỗi cột trong thời gian biểu viết những nội dung: thời gian, công việc

b. Thời gian biểu một buổi trong ngày của em.

Thời gian Công việc
Buổi sáng
  • Thức dậy
  • Vệ sinh cá nhân
  • Ăn sáng
  • Tới trường

Soạn bài phần Vận dụng – Bài 4: Út Tin

Câu 1

Đọc một bài đọc về trẻ em:

a. Chia sẻ về bài đã đọc.

b. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.

Câu 1

Gợi ý trả lời:

a. Chia sẻ về truyện đã đọc:

Vào một ngày hè nắng nóng, chú kiến đi dạo quanh tìm nước uống. Sau một hồi tìm kiếm, kiến phát hiện một dòng suối mát. Tuy nhiên, khi đang cố trèo lên tảng đá nhỏ để uống nước, kiến liền bị trượt chân và ngã xuống nước.

Tình cờ chị bồ câu bay ngang thấy kiến sắp chết đuối nên đã ra tay giúp đỡ. Thật nhanh chóng, bồ câu đã ngắt một chiếc lá trên cây và thả xuống nước. Kiến bèn bám theo và trèo lên được thân lá, nhờ vậy mà đã thoát nạn.

Kiến và bồ câu cũng từ đó mà trở thành những người bạn thân. Rồi một lần nọ thợ săn vào rừng, anh ta bắt gặp chị bồ câu đậu trên thân cây nên đã nhắm súng chờ sẵn. Kiến phát hiện đã vội bò đến chỗ gã thợ săn và đốt vào chân hắn. Bị kiến cắn đau, gã thợ săn đánh rớt súng nên bồ câu đã cảnh giác bay mất.

b. Viết vào Phiếu đọc sách

– Tên bài đọc: “Kiến và chim bồ câu”

– Bài học rút ra: Việc làm tốt sẽ không bao giờ bị quên lãng.

Câu 2

Chơi trò chơi Họa sĩ nhí:

a. Trang trí thời gian biểu.

b. Nói với bạn một việc làm mà em viết trong thời gian biểu.

Gợi ý trả lời:

a) Học sinh vẽ thời gian biểu và trang trí phù hợp, sáng tạo.

b) Một việc làm mà em viết trong thời gian biểu:

Tớ đã làm bài tập về nhà lúc 7 rưỡi tối, sau khi ăn cơm xong. Hôm nay, ăn cơm tối xong, tớ tự giác lên phòng lấy sách vở ra và làm bài tập về nhà của môn toán. Tớ rất thích học toán, ngày mai có hai tiết toán nên tớ sẽ xung phong lên bảng chữa bài tập về nhà.

5/5 - (345 votes)
Leave a comment